Phân chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Tranh chấp phân chia di sản thừa kế giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư giải đáp hộ: Ông bà tôi sống trên mảnh đất 5000m2 và có 1 ngôi nhà 5 gian. Diện tích đất trên không có giấy tờ gi chứng minh là của Ông bà tôi cả. Năm 1989 ông bà nội tôi chết không để lại di chúc và bất cứ giấy tờ gi. Các chú đã ra ở riêng. Năm 1990 bố tôi về mảnh đất đó ở (bố tôi sinh năm 1940 là con cả). Năm 2004 bố tôi đã kê khai mảnh đất là do bố tôi khai hoang năm 1959, và ngôi nhà 5 gian là tự xây và đã được ủy ban nhân xã lập hồ sơ theo đúng trình tự, đề nghị ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố tôi năm 2004. Đến năm 2009 bố tôi chết và anh em tôi đã nhất chí chuyển quyền sở hữu cho mẹ tôi và đã được cấp bìa đỏ. Đến năm 2016 các em của bố tôi khởi kiện đòi di sản của bố mẹ gồm 5000m2 đất và ngôi nhà 5 gian. Vậy luật sư cho tôi hỏi khối tài sản trên có phải chia cho các chú không. Nếu chia thì nhưng tài sản trên đất do gia đình tôi tạo lập lên có đươc bồi thường không? Xin cám ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật thừa kế – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Như bạn trình bày: Ông bà bạn sống trên mảnh đất 5000 m2 và có 1 ngôi nhà 5 gian. Năm 1989 ông bà nội bạn chết không để lại di chúc và bất cứ giấy tờ gi? Bạn không trình bày rõ nguồn gốc mảnh đất nên bạn có thể tham khảo quy định sau đây:
Trường hợp nhất: ông bà bạn chỉ ở nhờ và đây là tài sản của bố mẹ bạn. Diện tích này là tài sản của bố mẹ bạn. Sau đó năm 1990 bố bạn về mảnh đất đó. Năm 2004 bố đã được ủy ban nhân xã lập hồ sơ theo đúng trình tự, đề nghị ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố bạn là có căn cứ. Đây là tài sản của bố mẹ bạn nên các chú của bạn sẽ không được chia.
Trường hợp hai: ông bà khai hoang được và sử dụng ổn định trên mảnh đất này. Đây là tài sản chung của ông bà trong thời kì hôn nhân. Khi ông bà bạn mất, phần tài sản mà ông bà bạn để lại không có di chúc thì di sản của ông bà sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản sẽ thuộc về quyền sở hữu của người đang chiếm hữu hoặc thuộc về nhà nước.
Trong trường hợp của bạn, ông, bà của bạn được xác định là chết từ năm 1989 trở về trước, tính đến thời điểm hiện tại (năm 2018) thì đã trả qua trên 29 năm, chưa hết thời hiệu khởi kiện và có yêu cầu phân chia di sản và tài sản của ông bà nội của bạn. Năm 2004, Ủy ban nhân dân xã lập hồ sơ theo đúng trình tự, đề nghị ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn mà không có văn bản chia thừa kế hay giấy ủy quyền của các đồng thừa kế cho bố bạn đứng tên thì việc cấp giấy chứng nhận cho bố bạn là sai.
Đến nay, di sản vẫn chưa được chia thừa kế, do đó phần di sản trở thành tài sản chung giữa các đồng thừa kế. Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng mỗi phần bằng nhau. Hiện nay, nếu các đồng thừa kế khác đồng ý thừa nhận phần tài sản này chưa chia và là tài sản chung của các đồng thừa kế thì có thể làm đơn kiện đến tòa án với nội dung khởi kiện là yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung giữa các đồng thừa kế.
+ Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu chia thừa kế bao gồm:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)
+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
+ Bản kê khai các di sản;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).
Bạn sẽ phải nộp hồ sơ trực tiếp Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nới có bất động sản để giải quyết.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật thừa kế của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn luật thừa kế, tranh chấp thừa kế qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật thừa kế, tranh chấp thừa kế trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!