Bà nội để lại tài sản nhà đất cho một người con các người con khác có quyền kiện không? Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Bà nội tôi có 10 người con. Nhưng bà chỉ để lại tài sản nhà và đất cho ba tôi là con út. Xin hỏi luật sư , hiện giờ tài sản của bà nội để lại, đã chuyển cho ba tôi đứng tên. Các người con còn lại có quyền khởi kiện không ? Tài sản đã chuyển nhượng trên 10 năm. Giờ bà nội tôi củng đã qua đời !
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, nhưng không phải ai cũng nắm được các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy tờ để hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi cho người được nhận tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn thì khi bà bạn còn sống thì giữa bố bạn và bà bạn đã có hợp đồng tặng cho tài sản là mảnh đất và làm thủ tục sang tên cho bố bạn, hiện tại trên sổ đỏ mảnh đất là bố bạn đứng tên. Trong trường hợp này, nếu việc tặng cho giữa bà bạn và bố bạn là hợp pháp đúng quy định thì khi bà bạn mất anh chị em bạn không có quyền đòi chia tài sản.
Nếu việc tặng cho giữa bố bạn và bà bạn không hợp pháp theo quy định của pháp luật thì khi bà bạn mất thì theo quy định của pháp luật thì nếu bà bạn mất không để lại di chúc thì tài sản sẽ chia theo pháp luật thì các anh chị em của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi bà bạn mất mà không để lại di chúc thì họ có quyền được hưởng tài sản của bà bạn để lại với phần thừa kế là như nhau.
Như vậy, mảnh đất này hiện tại thuộc quyền sử dụng của bố bạn. Vì vậy, mảnh đất đó kể từ thời điểm hoàn thiện thủ tục sang tên đã không thuộc quyền sở hữu của bà bạn nữa nên khi bà bạn mất các anh chị em của bố bạn không thể đòi yêu cầu chia lại số tài sản đó được, trừ khi việc tặng cho tài sản trước đây giữa bà bạn và bố bạn là không hợp pháp.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!