Bị đe dọa vì không trả được nợ vay do lãi quá cao phải làm thế nào? Vay tiền mà chưa trả được có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư. Em hiện giờ đang làm nhân viên bảo vê của một phòng khám, nhưng hiện nay em đã xin nghỉ được hai ngày nay. Lúc em đang làm việc, em có mượn tiền của một thanh niên và người này cũng là anh em quen biết với em. Trong thời gian em chưa đến ngày lấy lương, em có mượn thanh niên này hai triệu đông chẵn và tính tiền lời lên là một triệu một ngày là năm mươi ngàn một ngày. Tổng hai triệu là em phải đóng một trăm ngàn một ngày, nhưng em đã trả hết tiền gốc cộng tiền lãi. Nhưng em lại mượn thêm mấy trăm nữa, nhưng thanh niên này vẫn tính lên hơn ba triệu nữa. Làm cho em thấy bất ngờ, nhưng em vẫn chấp nhận trả cho thanh niên đó nhưng vì em nghi việc nên chỗ làm của em chưa chuyển lương cho em. Nên em nói với người thanh niên là cho đến ngày chuyên lương sẽ thanh toán cho đủ. Nhưng thanh niên này cứ kéo người đến phòng trọ của em hù dọa sẽ đánh chém em và vợ con của em, làm cho gia đình em luôn lo sợ không dám đi xin việc mới để làm. Em đi xin việc làm ở chỗ nào tụi nó cũng đến hù dọa đánh em. Hiện giờ làm cho em không đi xin làm cho nào được, gia đình em luôn lo sợ bọn nó đánh, em tính báo công an xã. Nhưng sợ bọn nó trả thủ. Giờ em phải làm thế nào để bọn côn đô này không đến phòng trọ hù dọa đánh nữa. Em xin nhơ luật sư tư vẫn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn có trình bày bạn có vay tiền của một thanh niên với số tiền là mấy trăm nghìn đồng. Có tĩnh lãi lên 3 triệu đồng. Nhưng bạn không trình bày rõ ràng hình thức vay có giấy vay nợ hay không? thời hạn vay là bao lâu? Lãi suất như thế nào? Có căn cứ chứng minh về thỏa thuận vay và lãi suất hay không? Nay bạn không có khả năng chi trả và người thanh niên kia thường xuyên đến nhà để đe doa gia đình bạn. Về vấn đề này bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây:
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, có thể thấy việc thỏa thuận vay tiền giữa bạn với bên kia được coi là hợp đồng vay tài sản. Pháp luật không quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản nên có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Nếu việc bạn với người thanh niên kia chỉ giao kết vay tiền bằng lời nói thì cũng có thể xác định việc vay tài sản đó đã phát sinh hiệu lực.
Tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định trên, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi khi đến hạn theo sự thỏa thuận. Khi bạn không có khả năng thanh toán thì bên cho vay có quyền làm đơn khởi kiện về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện.
Còn đối với việc người thanh niên kia thường xuyên có hành vi đe dọa đánh, chém gia đình bạn thì để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn và gia đình bạn cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an cấp quận/huyện nơi gia đình bạn cư trú, kèm theo đơn khởi kiện thì gia đình bạn cần phải có các căn cứ, tài liệu chứng minh hành vi của những người thanh niên kia.
Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội đe dọa giết người:
“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Như vậy, trường hợp người thanh niên kéo theo thêm người thường xuyên đến nhà người khác đe dọa để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu những người đó có hành vi đe dọa chém, giết người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Nếu chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy từng hành vi, mức độ vi phạm người thanh niên đó có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm đ, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;”
Như vây, tùy từng trường hợp theo quy định trên bạn có thể làm đơn trình báo hành vi vi phạm của bên cho vay lên cơ quan công an xã phường nơi hiện tại bên kia gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc nơi có hành vi dọa giết bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!