Các trường hợp hưởng trợ cấp thôi việc năm 2017. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mới nhất. Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Các trường hợp hưởng trợ cấp thôi việc năm 2017. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mới nhất. Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Cuộc sống của người lao động và gia đình của họ phụ thuộc rất lớn vào tính chất ổn định trong công việc của người lao động, tuy nhiên bị sa thải, nghỉ việc và những nguyên nhân dẫn đến mất việc làm khác là điều không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như đảm bảo cuộc sống của họ sau khi nghỉ việc và trong thời gian tìm kiếm công việc mới, pháp luật quy định trong một số trường hợp, người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Trước tiên, cần hiểu về bẳn chất rằng trợ cấp thôi việc là loại quyền lợi quan trọng của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Để đảm bảo loại quyền lợi này thì pháp luật đã quy định về đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc rất cụ thể như sau:
Theo quy định tại điều 48 và điều 36 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Điều kiện thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động theo một các trường hợp sau:
– Hết thời hạn hợp đồng (không áp dụng với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định tại khoản 6 điều 192 Bộ luật lao động 2012).
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này
+ Điều kiện thứ hai: Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.Với quy định này của pháp luật thì chỉ khi nào người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu tổng thời gian làm việc của người lao động đủ 12 tháng trở lên, nhưng người lao động không được xác định là làm việc thường xuyên thì không đươc hưởng trợ cấp thôi việc.
Pháp luật hiện hành không quy định như thế nào được coi là “làm việc thường xuyên” tuy nhiên có thể hiểu yếu tố “thường xuyên” theo nghĩa liên tục về thời gian. Theo đó, có nhiều trường hợp người lao động làm việc liên tục cho doanh nghiệp được một thời gian, sau đó xin nghỉ không hưởng lương, hết thời gian nghỉ không hưởng lương lại tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp một thời gian nữa mới chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu xét về thời gian đã làm cho daonh nghiệp thì đáp ứng đủ 12 tháng trở lên, tuy nhiên xét về tính thường xuyên thì không đáp ứng vì vậy sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định.
+ Điều kiện thứ ba: Người lao động không thuộc các nhóm đối tượng sau đây:
– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, bi thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc vì lý do kinh tế; do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, người lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định.
– Chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động hưởng lương hưu tháng.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
– Người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì những người lao động không thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu trên thì sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Người lao động đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc với mức quy định của pháp luật. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trong đó:
+ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Cách tính được quy định tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2012 như sau:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần ,nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định hiện hành tại các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
– Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!