Các trường hợp về quyền thừa kế giữa vợ, chồng. Quy định về quyền thừa kế giữa vợ, chồng theo nội dung di chúc, không phụ thuộc nội dung di chúc, thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 có quy định về vợ chồng có thể để di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Hiện nay, theo quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì quy định về di chúc chung vợ chồng về định đoạt tài sản chung đã không có quy định một điều luật nào cụ thể về vấn đề này. Nhưng quyền thừa kế giữa vợ và chồng thì từ trước đến nay vẫn có trong các trường hợp như: thừa kế theo di chúc, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, thừa kế theo pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo các quy định sau:
1. Quy định về quyền thừa kế giữa vợ, chồng theo di chúc của vợ, chồng
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nếu trong trường hợp chồng mất có để lại toàn bộ tài sản của mình cho vợ hoặc để lại một phần tài sản của mình cho với một phần khác cho các con thì những người được chỉ định trong di chúc đều được hưởng thừa kế nếu di chúc hợp pháp.
Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Như vậy nếu di chúc của người chồng cử vợ đứng ra quản lý di sản thừa kế thì người vợ có quyền đứng ra quản lý di sản đó. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Cụ thể hơn theo quy định Tại Điều 66, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Hơn nữa quy định pháp luật dân sự về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
2. Quy định về quyền thừa kế giữa vợ, chồng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của vợ, chồng
Người thừa kế theo di chúc theo sự định đoạt của ý chí giữa vợ và chồng đều có quyền hưởng theo di chúc. Trường hợp nếu vợ chồng mất có di chúc nhưng trong di chúc vợ chồng không được thừa kế tài sản. Nhưng quy định của pháp luật vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp vợ, chồng không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của suất đó, trừ khi vợ chồng là những người từ chối nhận di sản.
3. Quy định về quyền thừa kế giữa vợ, chồng về quy định thừa kế theo pháp luật
Theo quy định trên về việc giữa vợ và chồng có di chúc định đoạt cho vợ hoặc chồng hưởng di sản do mình để lại hay có di chúc nhưng định đoạt tài sản do mình để lại không cho vợ chồng hưởng thì vợ chồng đều có it nhiều được hưởng trong khối di sản đó.
Khác với hai trường hợp trên tức vợ, chồng mất mà không để lại di chúc thì giữa vợ và chồng vẫn có quyền thừa kế di sản của nhau. Khi chia thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Vì vậy, vợ, chồng có quyền hưởng thừa kế khi một trong hai người mất mà không có di chúc.
Chính vì vậy, là vợ chồng hợp pháp đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân thì trong các trường hợp trên đều được hưởng di sản thừa kế.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật thừa kế của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn luật thừa kế, tranh chấp thừa kế qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật thừa kế, tranh chấp thừa kế trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!