Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu cho người lao động. Mức hưởng lương hưu khi có thời gian đóng BHXH hỗn hợp.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. Tôi tên Lê Hoàng Nguyên sinh ngày 1-7-1958 tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/1998 đến 30/6/2018 làm việc cùng 1 công ty, nhưng có 2 giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Giai đoạn 1: từ 1/7/1998 đến 31/12/2015, tôi lãnh lương theo hệ số bảng lương nghị định 205, công ty đóng bảo hiểm cho tôi theo mức lương nhân hệ số Từ tháng Đến tháng hệ số Mức lương Số tháng Jul-98 Dec-99 1.78 256,320 18 Jan-00 Dec-00 1.78 320,400 12 Jan-01 J un-01 1.78 373,800 6 Jul-01 Dec-02 2.02 424,200 18 Jan-03 Jul-03 2.02 585,800 7 Aug-03 Nov-03 2.26 655,400 4 Dec-03 Sep-04 2.26 655,400 10 Oct-04 Sep-05 2.96 858,400 12 Oct-05 Jul-06 2.96 1,036,000 10 Aug-06 Sep-06 3.27 1,144,500 2 Oct-06 Dec-06 3.27 1,471,500 3 Jan-07 Dec-07 3.27 1,471,500 12 Jan-08 Dec-08 3.27 1,765,800 12 Jan-09 Apr-09 3.27 1,765,800 4 May-09 Jun-09 3.27 2,125,500 2 Jul-09 Dec-09 3.58 2,327,000 6 Jan-10 Apr-10 3.58 2,327,000 4 May-10 Apr-11 3.58 2,613,400 12 May-11 Dec-11 3.58 2,971,400 8 Jan-12 Apr-12 3.58 2,971,400 4 May-12 Jun-12 3.58 3,759,000 2 Jul-12 Jun-13 3.89 4,084,500 12 Jul-13 Dec-13 3.89 4,473,500 6 Jan-14 Jun-15 3.89 4,473,500 18 Jul-15 Dec-15 4.2 4,830,000 6 Giai đoạn 2 từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2018: Công ty trả lương theo quy chế của công ty và đóng bảo hiểm cho tôi như sau: Từ tháng Đến tháng hệ số Mức lương Số tháng 1-16 4-16 6,895,000.00 6,895,000 4 5-16 12-16 6,895,000.00 6,895,000 8 1-17 5-17 7,387,500.00 7,387,500 5 6-17 6-17 7,387,500.00 7,387,500 1 7-17 7-17 7,387,500.00 7,387,500 1 8-17 12-17 7,387,500.00 7,387,500 5 1-18 6-18 7,840,600.00 7,840,600 6 Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, khi tôi đủ 60 tuổi về hưu ngày 1-7-2018 thì lãnh lương hưu hàng tháng được bao nhiêu. Xin cám ơn Luật sư
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề:
Đối với trường hợp của bạn vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội do cơ quan nhà nước đóng, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội do cơ quan tư nhân đóng. Sự khác biệt về chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội cho họ dẫn tới cách tính chế độ hưu trí khác nhau nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động trong từng môi trường làm việc. Với trường hợp của bạn, trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm bạn đều làm việc cho cơ quan nhà nước nên cách tính lương hưu được xác định như sau:
Thứ nhất , xác định thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của bạn. Theo như bạn trình bày thì bạn có khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 6 năm 2018, và khoảng thời gian làm việc của bạn vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn là 20 năm 1 tháng.
Thứ hai, xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định +
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, công thức tính mức bình quân tiền lương như sau:
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó:
+) Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 7/ 1998 đến tháng 12/ 2015. Vì vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn được tính trên 05 năm cuối, tức là tính từ năm 2010-2015. Như vậy, mức bình quân tính được = Tổng tiền đóng BHXH của 5 năm cuối / 72 tháng.
+) Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm theo quy định của người sử dụng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 1/ 2016 đến tháng 6/ 2018. Vì vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn được tính trên tổng tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội trên tổng toàn bộ thời gian. Do đó,mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của bạn = Tổng tiền đóng BHXH /Toàn bọ thời gian tham gia bảo hiểm từ 1/2016 đến 6/2018
Trong đó tiền lương tháng đã đóng Bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng kỳ, được quy định tại điều 2 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
X
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 |
Mức điều chỉnh | 4,56 | 3,87 | 3,66 | 3,54 | 3,29 | 3,15 | 3,20 | 3,21 | 3,09 | 3,00 | 2,78 | 2,57 | 2,39 |
Năm | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 |
|
Mức điều chỉnh | 2,21 | 1,79 | 1,68 | 1,54 | 1,30 | 1,19 | 1,11 | 1,07 | 1,06 | 1,04 | 1,00 | 1,00 |
Như vậy, tính bình quân mức tiền lương hưởng lương hưu của bạn như sau:
Tổng tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội`khi làm trong cơ quan Nhà nước tính từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2015:
+ Tháng 1/2010 đến tháng 4/2010= 2.327.000 x 4 x 1,54 = 14.334.320 đồng
+ Tháng 5/2010 đến tháng 12/2010 = 2.613.400 x 8 x 1,54 = 32.197.088 đồng
+ Tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 = 2.613.000 x 4 x1,3 = 13.589.680 đồng
+ Tháng 5/2011 đến tháng 12/2011 = 2.971.400x 8 x 1,3 = 30.902.560 đồng
+ Tháng 1/ 2012 đến tháng 4/2012 = 2.971.400 x 4 x 1.19 = 14.148.624 đồng
+ Tháng 5/2012 đến tháng 6/2012 = 3.759.00 x 2 x 1.19 = 8.946.420 đồng
+ Tháng 7/2012 đến tháng 12/2012 = 4.084.000 x 6 x 1.19 = 29. 159.760 đồng
+ Tháng 1/2013 đến tháng 6/2013 = 4.084.000 x 6 x 1,11 = 27.199.440 đồng
+ Tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 = 4.473.500 x 6 x 1,11 = 29.793.510 đồng
+ Tháng 1/2014 đến tháng 12/2014 = 4.473.000 x 12 x 1.07 = 57.433.320 đồng
+ Tháng 1/2015 đến tháng 6/2015 = 4.475.500 x 6x 1,06 = 28.461.000 đồng
+ Tháng 7/2015 đến tháng 12/ 2015 = 4.830.000 x 6 x 1,06 = 30.718.800 đồng
Như vậy tổng tiền lương tham gia bảo hiểm làm việc trong cơ quan Nhà nước 6 năm cuối = 14.334.320 +32.197.088 +14.148.624 + 8.946.420 + 29.159.760+ 27.199.440 + 29.793.510+ 57.433.320+ 28.461.000+ 30.781.800 = 316.884.522 đồng
Tổng tiền lương tham gia bảo hiểm làm việc cơ quan tư nhân:
+Tháng 1/2016 đến tháng 4/2016 = 6.895.000 x 4 x 1.04 = 28.683.000 đồng
+Tháng 5/2016 đến tháng 12/2016 = 6.895.000 x 8 x 1.04 = 57.366.400 đồng
+Tháng 1/2017 đến tháng 12/2017 = 7.387.500 x 12 x 1 = 88.650.000 đồng
+Tháng 1/2017 đến tháng 6/2018 = 7.387.500 x 6 x 1= 47.043.000 đồng
Như vậy tổng tiền lương tham gia bảo hiểm tham gia làm việc ở cơ quan tư nhân = 28.683.000 + 57.366.400 + 88.650.000+ 47.043.000 = 221.743.200 đồng.
Theo đó, Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu = (316.884.522+ 221.743.200 ) : (72 tháng+ 30 tháng) = 5.280.663 đồng.
Thứ ba, tính mức lương hưu hằng tháng.
Theo quy định về mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
“1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Theo thông tin bạn cung cấp hiện nay bạn đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm 1 tháng tương đương với 53 % mức lương trung bình quân của bảo hiểm xã hội. Như vậy, dựa trên những phân tích trên thì khi về hưu mỗi tháng bạn sẽ được hưởng 53% của mức hưởng 5.280.663 đồng = 2.798.751 đồng.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!