Căn cứ xếp loại viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Công chức đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc diện xem xét tinh giản biên chế không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Xin tư vấn cho tôi vấn đề sau: - Vợ tôi đang công tác tại Chi cục Thuỷ sản BL trực thuộc Sở NNPTNT BL, vợ tôi là viên chức, biên chế vào nghành năm 2005. Tháng 1/2018 vợ tôi đang nghĩ hậu sản 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6/2018. Vào tháng 2/2018 cơ quan vợ tôi đòi cắt giảm biên chế đơn phương của vợ tôi và cho thôi việc theo Nghị Định 108. Trong khi đó vợ tôi không vi phạm vấn đề gì của cơ quan, và hàng năm đều hoàn thành tốt công việc có đầy đủ giấy khen. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi việc cơ quan làm vậy với vợ tôi là đúng hay sai? Nếu cơ quan của vợ tôi nhất quyết cho vợ tôi nghỉ việc thì vợ tôi có thể làm đơn thưa được không? Xin luật sư tư vấn sớm cho tôi để tôi và vợ tôi hiểu rỏ hơn. Lễ phép kính chào.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật lao động – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về chính sách tinh giản biên chế, tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế cán bộ công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nược hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp như sau:
“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế thuộc đối tường tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp như: thuộc diện dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc dó đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức lại bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự; thuộc diện do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác; có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế bề năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm cụ nhưng không thể bố trí việc làm phù hợp; trường hợp có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí làm việc đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác; hoặc có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành;
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế như sau:
– Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là vợ bạn đang công tác tại Chi cục Thuỷ sản trực thuộc Sở nông nghiệp và pháp triền nông thôn, vợ bạn là viên chức, biên chế vào nghành năm 2005. Tháng 1/2018 vợ bạn đang nghỉ hậu sản 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6/2018. Vào tháng 2/2018 cơ quan đòi cắt giảm biên chế đơn phương của vợ bạn và cho thôi việc theo Nghị Định 108/2014/NĐ-CP. Trong khi đó vợ bạn không vi phạm vấn đề gì của cơ quan và hàng năm đều hoàn thành tốt công việc có đầy đủ giấy khen nên cơ quan cắt giảm biên chế đối với vợ bạn là trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì không thuộc diện xét tinh giản biên chế. Bạn nói rằng bạn đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vì vậy bạn không thuộc diện xem xét tinh giản biên chế. Nếu cơ quan cắt giảm tinh chế đối với bạn thì bạn có thể khiếu nại cơ quan về quyết định này.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!