Chế định về năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật dân sự mới. Năng lực hành vi là gì? Khi nào được coi là đủ năng lực hành vi trong dân sự?
Trên thực tế các giao dịch dân sự của người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý, thực hiện xác lập các giao dịch dân sự. Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự của mỗi chủ thể thì năng lực hành vi dân sự là khả năng hành động của chính chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tư chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là hai thuộc tính tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong quan hệ dân sự. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng vi của mình xác lập, thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
* Căn cứ pháp lý:
– Điều 19 Bộ luật dân sự 2015
– Điều 22, 24 Bộ luật dân sự 2015
1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự
Theo quy định của Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
2. Người có đủ năng lực hàn vi dân sự
Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự của người thành niên và năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên như sau:
– Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định không coi người chưa đủ 6 tuổi là không có năng lực hành vi dân sự nhưng giao dịch dân sự của người đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Do đó, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự. Tất cả mọi người đã thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ những trường hợp sau không được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như sau:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự là do họ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không còn năng lực hành vi dân sự, không thể tham gia bất kì một giao dịch dân sự nào, các giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện của họ xác lập và thực hiện.
Do đó, người bị mất năng lực hành vi dân sự là người mà trước đó đã có năng lực hành vi dân sự nhưng do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà khiến họ không thể nhận thức hay làm chủ được hành vi của mình. Việc tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hay không thuộc thẩm quyền của tòa án ra trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định khi có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Có thể nói, trong đời sống hàng ngày có những người do bẩm sinh hay do nguyên nhân nào đó mà họ không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, tuy nhiên mức độ lại chưa đến mất hoàn toàn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên chưa hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có biểu hiện có lúc nhận thức được sự việc, làm chủ được hành vi nhưng có lúc lại không thể nhận thức được xung quanh cũng như không điều khiển được hành vi của mình.
Về mặt pháp luật, một người được coi là khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi:
+ Không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
+ Có yêu cầu của bản thân người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan
+ Có cơ sở là kết luận giám định của pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và có yêu cầu của chính người đó, người có quyền lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Theo yêu cầu của người đó hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì do họ nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự mà họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ. Nngười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện bởi người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối quan hệ với người đó. Tòa án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, năng lực hành vi dân sự của các cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào lứa tuổi, thể chất của mỗi cá nhân vì những cá nhân khác nhau, có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!