Chế định về năng lực pháp luật dân sự trong Bộ luật dân sự mới. Luật năm 2017 có điều chỉnh mới về năng lực pháp luật của các chủ thể dân sự.
Chế định về năng lực pháp luật dân sự trong Bộ luật dân sự mới. Luật năm 2017 có điều chỉnh mới về năng lực pháp luật của các chủ thể dân sự.
* Căn cứ pháp lý:
– Điều 16, 17, 18 Bộ luật dân sự 2015
– Điều 86 Bộ luật dân sự 2015
– Điều 673 Bộ luật dân sự 2015
1. Khái niệm năng lực pháp luật dân sự
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được pháp luật nước ta ghi nhận trong các văn bản pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.
Năng lực cá nhân pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ là tiền đề để cho có nhân có quyền dân sự cụ thể, tuy nhiên bản thân năng lực pháp luật không phải là quyền, nhưng chủ thể không có khả năng hưởng quyền, thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
Năng lực pháp luật sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân, nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể chuyển dịch cho chủ thể khác
2. Nội dụng năng lực pháp luật dân sự
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được chia làm ba nhóm quyền chính:
– Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
Quyền nhân thân là quyền được pháp luật ban hành hoặc thừa nhận cho các chủ thể. Do vậy quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân. Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân; quyền nhân thân có tính chất phi tài sản và luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là nhóm các quan hệ xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu, các chủ thế sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo. Đây là những quan hệ nhân thân do cá nhân tạo ra từ việc tạo ra một giá trị tinh thần bằng nhân thân và gắn với tài sản và nó có thể chuyển giao cho người
– Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là nhóm các quan hệ được Nhà nước quy định trong Bộ luật dân sự 2015 cho các cá nhân. Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế và hoàn toàn không thể chuyển giao được và quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận (các quyền đối với họ tên, thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền khai sinh, khai tử; quyền với hình ảnh; quyền đảm bảo về an toàn tính mạng, sức khỏe; quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể, nhận bộ phận cơ thể; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư.
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
+ Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các quy phạm pháp luật, do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng như sau: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác.
+ Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, quyền hưởng di sản theo di chúc theo pháp luật. Quyền thừa kế bao gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm : quyền đối với bất động sản liền kề như quyền cấp thoát nước qua bất động sản liền kề,quyền tưới tiêu, quyền về lối đi qua…; quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.; quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
– Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt do những sự kiện nhất định.
Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!