Tài sản đứng tên chồng khi ly hôn vợ có được chia không? Chia tài sản mua trả góp ở ngân hàng khi ly hôn.
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em cưới nhau vào tháng 1/2016 . Nhưng trước khi cưới vợ chồng có cùng nhau mua 1 căn nhà vào tháng 11/2016 và chồng em là người đứng tên căn nhà đó . Khi mua căn nhà do một số vấn đề pháp lý và phải vay mượn thêm ngân hàng nen chỉ một mình chồng em đứng tên . Đến nay trong quá trình hôn nhân chồng em là người đứng ra trả tiền ngân hàng cho căn nhà hàng tháng . Và em là người lo chi tiêu tất cả mọi thứ trong nhà. Và chồng em bảo lỡ sau này khi ly hôn thì pháp luật công nhận nhà đó là nhà chung của 2 vợ chồng vì không có giấy tờ công nhận tài sản riêng của chồng em. Vậy sau khi ly hôn căn nhà có được chia đều cho vợ và chồng không ạ?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hôn nhân – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Giải quyết vấn đề
Với trường hợp của bạn, căn nhà đứng tên chồng bạn trước khi lấy nhau. Như vậy, có thể xác định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà đứng tên chồng bạn là tài sản riêng của chồng bạn . Nếu sau khi kết hôn, chồng bạn không nhập vào tài sản chung thì đó vẫn là tài sản riêng của chồng bạn.Nếu nhập vào tài sản chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
” 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014.
Theo đúng quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, nếu như hai vợ chồng sau khi xác định được khối tài sản chung sẽ phải áp dụng nguyên tắc “chia đôi”. Tuy nhiên trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ tính đến các yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia.
Nếu chồng bạn không chứng minh được căn nhà là tài sản của riêng mình thì căn nhà sẽ thuộc về tài sản chung của hai vợ chồng bạn thì khi ly hôn sẽ được chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn ly hôn, tư vấn giải quyết các tranh chấp khi ly hôn
- Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật hôn nhân, tư vấn giải quyết ly hôn trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!