Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi lại được không? Có file ghi âm vay nợ tiền nhưng không có giấy tờ vay nhận nợ có đòi được tiền cho vay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin chào luật sư. Luật sư giúp em với ạ. Vợ chồng em có chơi với 1 vợ chồng anh bạn rất thân. Quen biết cũng khoảng 10 năm rồi. Cả vợ cả chồng đều thân thiết với nhau như anh em trong nhà. Anh bạn có em rủ là 2 ae chung tiền làm dịch vụ tài chính. Khoảng tháng 5/2017 em đi vay tiền của người khác để đưa cho anh bạn làm ăn. Mỗi tháng em đưa cho anh 1 đến 2 lần. Có tháng 3,4 lần. Mỗi lần 40, 50 triệu. Đến khoảng tháng 1/2018 tổng số tiền e chuyển cho a là 505 triệu. Vì tin tưởng anh, những lần đưa tiền cho a không có lập bất cứ giấy tờ gì. Tháng 2/2018 do chậm tiền đóng lãi cho người mà e đứng ra vay để chuyển cho a. E đã nhiều lần gọi điện để giục a đóng lãi thì a hẹn hết lần này đến lần khác và cố tình né tránh gặp mặt. E đã tìm hiểu được biết trong thời gian gần đây a ta có cá độ bóng đá thua với số tiền rất lớn. E tìm và gặp được a. Có nói chuyện với a. A nhận là số tiền đó mới đầu là khách vay. Sau 1,2 tháng khách trả. Thì a dùng luôn số tiền đó. Biết là mình bị lừa. Vợ chồng em có xuống nói chuyện với a. Vì không có giấy tờ gì. Ngày 08/03/2018 Vợ chồng e xuống nha a nói chuyện có ghi âm lại cuộc nói chuyện. Trong đoạn ghi âm e có nhắc lại tổng số tiền mà e đã chuyển cho a. Nhưng a cũng k thừa nhận gì cả. Vợ chồng e yêu cầu a viết giấy biên nhận tiền. Trong giấy biên nhận tiền a viết : tên tuổi, ngày tháng năm sinh, số cccd, địa chỉ của a. Có nhận tiền của em “ tên, tuổi, số cmnd, địa chỉ” với số tiền 485 triệu đồng. Để mua cho em 01 chiếc xe ô tô mazda 3 đời 2016. Sau 02 tháng phải hoàn tất thủ tục bàn giao xe cho em. Nếu sai sẽ chịu hoàn toàn trước phâp luật. Anh viết đến đó anh cò quay không ký vào giấy biên nhận tiền đó. A lấy lý do ra ngoài 1 tý quay lại, 2 vợ chồng em đợi mãi không thấy đâu đành quay về. Từ đó đến nay cứ mỗi lần gọi điện a đều né tránh. Hoặc đang bận có việc nọ việc kia. Nhắn tin điện thoại hỏi về chuyền tiền nong, yêu cầu anh viết giây biên nhận tiền thì a nói thẳng là a không viết va bao em yên tâm anh khác có tiền cho em... Luật sư cho em hỏi làm cách nào để lấy lại được tiền trong khi chỉ có 1,2 đoạn ghi âm. Giấy biên nhận tiền do chính tay a ta viết nhưng không ký. Tin nhắn điện thoại. Luật sư tư vấn giúp em với ạ. Bây giờ em hoang mang quá không biết nên phải làm gì ạ.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định..
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Việc cho vay tiền giữa bạn với người bạn kia là giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch vay mượn tiền trong trường hợp của bạn được pháp luật công nhận.
Khi người bạn của bạn vay tiền thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu thanh toán khoản vay. Việc tiến hành khởi kiện kèm theo phải cung chấp các giấy tờ chứng minh (chứng cứ) việc khởi kiện là có căn cứ. Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các căn cứ xác định chứng cứ:
“Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
Như bạn trình bày, giao dịch vay mượn giữa bạn và người kia không có bất kỳ giấy tờ hay nội dung ghi âm (có nội dung viết giấy tay nhưng không có chữ ký; bản ghi âm không có xác nhận đã có vay tiền) tuy nhiên hiện tại bên vay đang có thừa nhận về việc nợ bạn số tiền bạn đã cho vay. Vì vậy, việc cho vay tiền giữa bạn với người bạn kia là giao dịch dân sự. Theo quy định Bộ luật dân sự 2015 giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch vay mượn tiền nêu trên được pháp luật công nhận. Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu bị đơn bên vay là cá nhân thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa án để được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!