Skip to content
1900.6998

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật hôn nhân

Ngày đăng: 09/01/2018 06:00:25  |   Ngày cập nhật: 04/12/2018 07:20:03  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Chồng xúc phạm danh dự của vợ xử lý thế nào?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật hôn nhân » Chồng xúc phạm danh dự của vợ xử lý thế nào?
  • 9 Tháng Một, 20184 Tháng Mười Hai, 2018
  • bởi Luật Dương Gia
  • Chồng xúc phạm danh dự của vợ xử lý thế nào? Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Em không còn sống chung với chồng và hiện đang là người nuôi con. Thời gian gần đây một thanh niên gần đó có quen biết với em và chồng hay tới chỗ em ở đập phá phòng em. Đêm thì gõ cửa đòi vào phòng em nhưng không lần nào vào được nên đập phá la hét. Em đã chuyển chổ ở nhưng vẫn bị gây rối. Có lần còn đánh đập em chửi con em. Có lần đập phá khiến em và con sợ em mệt phải đưa đi cấp cứu. Thanh niên đó còn nhìu lần chửi bôi nhọ em bằng những câu nói thô tục la hét cho nhiều người nghe. Hâm doạ cuộc sống em Hành vi của thanh niên đó là vi phạm luật gì và em phải làm gì để không bị đánh đập hâm doạ.

    Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hôn nhân – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1.Cơ sở pháp lý:

    – Bộ luật hình sự sửa đổi 2015;

    – Nghị định 167/2013/NĐ-CP;

    2.Giải quyết vấn đề:

    Theo như bạn trình bày, trong thời gian vừa qua có một thanh niên sống gần nhà của bạn, có quen biết với bạn và chồng của bạn. Thanh niên đó thường xuyên có hành vi đập phá phòng bạn, đánh đập bạn, xúc phạm danh dự nhân phẩm và quấy rối cuộc sống của bạn. Với những hành vi này người thanh niên đó có thể bị xem xét về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội làm nhục người khác (Điều 155), Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác (Điều 178) theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

    Thứ nhất, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017.

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    …”

    Cấu thành tội cố ý gây thương tích cho người khác như sau:

    – Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

    – Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật.

    – Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

    – Khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

    – Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

    Thứ hai, Tội làm nhục người khác Điều 155 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017.

    “Điều 155. Tội làm nhục người khác

    Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người đang thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

    …”

    Cấu thành Tội làm nhục người khác như sau:

    * Mặt khách quan:

    – Hành vi khách quan: hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức.

    + Lời nói: sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô tục,.. nhằm vào nhân cách, danh dự, để hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại

    + Hành động: có những hành động như ném các vật bẩn, hắt nước bẩn… vào người hoặc tài sản của người bị hại (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục).

    Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác.

    * Khách thể: Tội làm nhục người khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể của người khác.

    * Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.

    Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.

    * Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.

    Thứ ba, Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 178 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017.

    “1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

    d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Để che giấu tội phạm khác;

    e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    …”

    Các yếu tố cấu thành:

    + Mặt khách quan của tội phạm: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là tội có cấu thành tội phạm vật chất. Hành vi khách quan của tội này là hành vi làm mất giá trị sử dụng của tài sản, có thể là hành động (như đập phá, đốt…) hoặc không hành động (như không tắt máy khi có sự cố dẫn đến máy bị phá hỏng hoàn toàn…) có thể được thực hiện bằng phương pháp và với phương tiện, công cụ phạm tội khách nhau hoặc là hành vi làm giảm giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng ban đầu của tài sản có thể khôi phục lại được. 

    Hậu quả là tài sản bị hủy hoại hoặc bị làm hư hỏng Tội được coi là hoàn thành khi hậu quả này đã xảy ra. Người có hành vi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại tài sản mà do mình gây ra. 

    + Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gian tiếp. 

    + Chủ thể của tội phạm: là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà ở đây là hành vi hủy hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự 2015.

    Nếu những hành vi của người thanh niên đó không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

    “Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    …

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác

    …

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”

    Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của bạn, bạn nên làm đơn trình báo lên cơ quan công an cấp quận/huyện nơi bạn đang sinh sống về hành vi bạo lực và lời nói thô tục của chồng bạn như vậy để yêu cầu giải quyết.

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

    - Luật sư tư vấn ly hôn, tư vấn giải quyết các tranh chấp khi ly hôn

    - Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua email, bằng văn bản

    - Tư vấn luật hôn nhân, tư vấn giải quyết ly hôn trực tiếp tại văn phòng

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    Tags:

    Bạo lực gia đình

    Cố ý gây thương tích

    Hủy hoại tài sản

    Làm nhục người khác

    Công ty Luật TNHH Dương Gia - DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6998

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá