Chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác giải quyết thế nào? Liệu em có lấy lại được số tiền em đã gửi nhầm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có chuyển nhầm tiền vào số tài khoản của 1 người không biết. Em đã liên lạc với bên đó và yêu cầu họ hợp tác trả lại số tiền đó nhưng họ không hợp tác. Vậy xin hỏi bây giờ em muốn lấy lại số tiền đó phải giải quyết như thế nào? Xin nhận dc sự tư vấn của các luật sư bên luật dương gia. Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2.Giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
Như bạn trình bày việc bạn chuyển nhầm vào tài khoản 1 số tiền mà bạn được chuyển nhầm lại không hoàn trả chủ sở hữu và không giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khi không biết chủ sở hữu là ai thì đây được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này bạn nên báo với bên phía ngân hàng bạn chuyển nhầm ngừng giao dịch của bạn được chuyển nhâm. Và bạn liên hệ với bạn được chuyển nhầm yêu cầu bạn đấy phải trả cho bạn, nếu bạn không trả thì bạn thể trình báo ra cơ quan Công an có thẩm quyền, bạn đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy số tiền bạn đang chiếm hữu. Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Trộm cắp tài sản;
– Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
– Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Ngoài ra, căn cứ Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản Bộ luật hình sự 2015 như sau .
– Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồngdi vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Để cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản thì ngoài lỗi cố ý của tội phạm thì giá trị tài sản bị chiếm giữ bắt buộc phải từ 10 triệu đồng trở lên. Nếu bạn đang chiếm hữu số tiền của bạn không hợp tác, cố tình chiếm hữu số tiền này thì tùy vào mức tiền bạn chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi của mình.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!