Skip to content
1900.6998

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội

Ngày đăng: 23/01/2018 04:14:45  |   Ngày cập nhật: 19/11/2018 04:50:02  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Có hai quốc tich có được hưởng lương hưu tại hai nước không?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội » Có hai quốc tich có được hưởng lương hưu tại hai nước không?
  • 23 Tháng Một, 201819 Tháng Mười Một, 2018
  • bởi Luật Dương Gia
  • Có hai quốc tich có được hưởng lương hưu tại hai nước không? Mẹ có quốc tịch Pháp và Việt Nam về Việt Nam qua đời bất ngời làm thế nào để hưởng các chế độ ở Pháp.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Mę em có hai quôć tįch (Pháp và Việt Nam) và có được lương hưu hai nước. Khi về Việt Nam thì tiền lương hưu ở Pháp mẹ em cho đưa vào tài khoản một ngân hàng của Pháp rồi nơi đó sẽ chuyển vào tài khoản ở Vietcombank.Thời gian gần đây thì không có thấy gửi về nên gửi thư hỏi thì nhận được trã lời lý do chử ký không giống. Có đi lên sứ quán để xác minh vì mẹ cũng lớn tuổi tay chân run nên ký không giống và sứ quán xác nhận. Mẹ em qua đời bất ngờ, tiền vẫn còn ở nước ngoài, em không biết phải làm sao nên nhờ anh tư vấn giúp em cám ơn anh nhiều .

    Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Căn cứ pháp lý:

    Luật quốc tịch năm 2008

    Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

    2. Nội dung tư vấn:

    Xu thế toàn cầu hóa không chỉ tạo ra sự giao lưu, phát triển kinh tế giữa các nước mà còn tạo điều kiện cho làn sóng nhập cư của công dân từ nước này sang nước khác. Đây là một trong những cơ sở để tạo điều kiện cho một người có thể có hai quốc tịch theo quy định của pháp luật từng nước, có thể được hưởng tất cả ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị và cả những chế độ phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà họ là công dân. Tuy nhiên, pháp luật của các nước là khác nhau nên việc giải quyết các chế độ phúc lợi, đặc biệt là chế độ bảo hiểm cho một người có hai quốc tịch chết đi luôn là vấn đề mà thân nhân của họ quan tâm, trong đó có bạn. Để giải quyết vấn đề này của bạn, cần xem xét các phương diện sau:

    Thứ nhất, về việc người có hai quốc tịch có được hưởng lương hưu tại hai quốc gia.

    Trước hết, theo thông tin, mẹ bạn có hai quốc tịch (Pháp và Việt Nam). Hiện nay, trong quy định của pháp luật không có định nghĩa chung về khái niệm quốc tịch, tuy nhiên, tại Điều 1 Luật quốc tịch năm 2008 có quy định:

    “Điều 1. Quốc tịch Việt Nam

    Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.”

    Căn cứ theo khái niệm quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 1 Luật quốc tịch năm 2008 được trích dẫn ở trên, có thể hiểu khái quát khái niệm quốc tịch là để chỉ mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân với Nhà nước của một quốc gia, là cơ sở để phát sinh, quyền nghĩa vụ của cá nhân này đối với Nhà nước và sự bảo hộ của Nhà nước đối với công dân của nước mình. Trên cơ sở này xác định, khi mẹ của bạn là người có hai quốc tịch (Pháp và Việt Nam) thì về mặt nguyên tắc, mẹ của bạn hoàn toàn có quyền được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật của các nước và được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội, trong đó có việc tham gia bảo hiểm, hưởng lương hưu. Do vậy, việc mẹ bạn có hai quốc tịch không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của cả hai nước.

    Tuy nhiên, đối với vấn đề hưởng lương hưu khi mẹ của bạn có hai quốc tịch (Pháp và Việt Nam), thì đối với chế độ bảo hiểm mà mẹ bạn tham gia tại nước Pháp thì bạn cần căn cứ vào tình hình pháp luật của nước Pháp để xác định. Còn về việc hưởng lương hưu khi mẹ của bạn tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt nam, thì theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, công dân Việt Nam có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện về độ tuổi cũng như số năm đóng bảo hiểm xã hội, không phân biệt người này có thêm quốc tịch của một quốc gia khác hay không.

    Mặc dù quy định trên cho thấy việc có hai quốc tịch không ảnh hưởng đến việc lương hưu của mẹ bạn tại Việt Nam nhưng nếu mẹ của bạn không trực tiếp sống ở Việt Nam, mà ra nước ngoài để định cư thì tại Điều 65 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

    “Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

    1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

    2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

    3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.”

    Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được trích dẫn ở trên, có thể thấy, khi mẹ bạn là người hai quốc tịch (Pháp và Việt Nam) và nếu mẹ bạn ra nước ngoài để định cư, không sinh sống tại Việt Nam thì mẹ của bạn không được tiếp tục hưởng lương hưu mà chỉ có thể thanh toán trợ cấp một lần. Tuy nhiên, nếu mẹ của bạn có hai quốc tịch nhưng không định cư ở nước ngoài mà vẫn sống ở Việt Nam thì vẫn được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định.

    Trên cơ sở này, việc mẹ của bạn – người có hai quốc tịch Việt Nam và Pháp có thể hưởng lương hưu tại cả hai nước hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của pháp luật về bảo hiểm của pháp luật hai nước. Trong đó, mẹ bạn có thể hưởng lương hưu tại Việt Nam dù có hai có quốc tịch khi họ có tham gia bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp mẹ của bạn ra nước ngoài để định cư, không sinh sống tại Việt Nam. Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định cụ thể.

    Thứ hai, xử lý về vấn đề tiền bảo hiểm, tiền lương hưu khi mẹ của bạn – người đang có hai quốc tịch (Việt Nam và Pháp) đột ngột qua đời.

    Theo thông tin bạn cung cấp, khi mẹ bạn về Việt Nam thì tiền lương hưu bảo hiểm của mẹ bạn ở nước Pháp được đưa vào một tài khoản ngân hàng của Pháp và sau đó sẽ chuyển qua ngân hàng Vietcombank ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mẹ của bạn không còn nhận được tiền lương hưu này nữa vì lý do chữ ký của mẹ bạn không giống, không đúng. Đại sứ quán cũng đã xác nhận về việc chữ ký của mẹ bạn không giống chữ ký được lưu trữ trong hồ sơ dữ liệu do tuổi cao sức yếu. Hiện tại mẹ bạn đã qua đời, tiền lương hưu, tiền bảo hiểm vẫn ở nước ngoài.

    Có thể thấy, trong thông tin cung cấp chỉ cho thấy mẹ của bạn trước khi qua đời thì đang hưởng lương hưu từ chế độ bảo hiểm của nước Pháp, chứ không nói rõ, khi mẹ bạn về Việt Nam, bà đã làm thủ tục hưởng lương hưu, có đang hưởng lương hưu hay không. Tuy nhiên, pháp luật về bảo hiểm của các nước, trong đó có Việt Nam và Pháp đều có những quy định về việc giải quyết chế độ cho người tham gia bảo hiểm, người đang hưởng lương hưu mà chết. Do không tin không nói rõ,nên bạn cần căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định cụ thể, trên cơ sở xem xét khía cạnh sau:

    • Đối với số tiền hưởng lương hưu, chế độ lương hưu đang nhận từ chế độ bảo hiểm từ nước Pháp: 

    Mẹ của bạn là người có quốc tịch Pháp, đang hưởng chế độ bảo hiểm, hưởng lương hưu theo quy định của nước Pháp, do vậy khi mẹ của bạn chết đi, chế độ bảo hiểm của mẹ bạn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật của nước Pháp. Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế, quy định của pháp luật nước Pháp để xác định. Bạn có thể liên hệ với cơ quan, đơn vị bảo hiểm ở bên Pháp mà mẹ bạn tham gia để biết rõ hơn quyền lợi của mẹ bạn. Khi liên hệ bạn cần mang theo các giấy tờ liên quan đến sự kiện bảo hiểm của mẹ bạn, sự kiện mẹ bạn chết và mối quan hệ nhân thân của bạn và mẹ bạn để được giải quyết.

    • Đối với việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội mà mẹ bạn đã tham gia tại Việt Nam khi mẹ của bạn chết.

    Như đã phân tích, do trong thông tin không nói rõ, khi mẹ bạn – người có quốc tịch Việt Nam, về sống tại Việt Nam thì mẹ bạn đã hưởng chế độ lương hưu hay chưa, hay chưa làm thủ tục này. Dù bạn đã hưởng chế độ lương hưu hay chưa thì bạn là công dân Việt Nam, có tham gia bảo hiểm xã hội, thì khi mẹ của bạn chết, mẹ bạn vẫn được hưởng chế độ tử tuất của bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp mẹ của bạn đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần trước đó.

    Khi mẹ bạn đang hưởng lương hưu, hoặc chưa được hưởng lương hưu nhưng đang bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội mà chết đột ngột, thì căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại từ Điều 66 đến Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mẹ của bạn sẽ được hưởng các chế độ như sau:

    – Trợ cấp mai táng:

    Mẹ của bạn sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà mẹ của bạn chết khi mẹ của bạn thuộc trường hợp: đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mà thời gian đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên; đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, nghề nghiệp hằng tháng mà đã nghỉ việc; hoặc bị chết đột ngột do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    – Trợ cấp tuất:

    Mẹ của bạn – người đang tham gia bảo hiểm xã hội khi đột ngột qua đời nếu mẹ bạn chết mà đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng và thuộc một trong các trường hợp: đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc đang hưởng lương hưu… thì theo quy định tại Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thân nhân của mẹ bạn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. 

    Trong đó, đối tượng thân nhân của mẹ bạn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, gồm:

    “Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

    1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

    a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

    b) Đang hưởng lương hưu;

    c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

    2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

    a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

    b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

    d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

    3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.”

    Trường hợp này, theo quy định tại Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi mẹ bạn chết mà có thân nhân thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì số lượng thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 04 người. Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân = 50% mức lương cơ sở.

    Trường hợp, thân nhân của mẹ bạn không có ai thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi mẹ bạn chết hoặc có người thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng mong muốn nhận một lần thì thân nhân của mẹ bạn có thể hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 69, Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong đó mức trợ cấp tuất một lần mà thân nhân của mẹ bạn được hưởng được xác định như sau:

    Trường hợp mẹ bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp tuất một lần mà thân nhân của mẹ bạn được nhận được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

    Trường hợp mẹ bạn đang hưởng lương hưu mà đột ngột qua đời thì mức trợ cấp tuất một lần của bạn được xác định theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

    Xem xét trong trường hợp của mẹ bạn, theo thông tin mẹ bạn là người đang tham gia bảo hiểm xã hội mà đột ngột chết, nhưng không nói rõ mẹ bạn đang hưởng lương hưu hay đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, và thân nhân của mẹ bạn có ai dưới 18 tuổi, hay trên 18 tuổi mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên… Do thông tin không nói rõ nên bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định cụ thể chế độ đối với thân nhân của mẹ bạn khi mẹ bạn chết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để hưởng chế độ tử tuất khi mẹ bạn chết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:

    Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất gồm các giấy tờ sau: Sổ bảo hiểm xã hội; Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    Gia đình bạn sẽ cử đại diện thân nhân nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mẹ bạn đang cư trú trong thời gian 90 ngày kể từ ngày mẹ bạn chết để được giải quyết chế độ.

    Như vậy, qua phân tích ở trên, việc mẹ bạn mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật bảo hiểm tại hai quốc gia. Đối với việc mẹ của bạn mất đột ngột, nếu mẹ bạn chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với khoản bảo hiểm xã hội mà mẹ bạn tham gia ở Việt Nam thì thân nhân của mẹ bạn sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Còn đối với khoản tiền bảo hiểm ở tại Pháp, để đảm bảo quyền lợi của mẹ bạn, gia đình bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền ở Pháp để hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền lợi bảo hiểm của mẹ bạn theo pháp luật của nước Pháp. Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định.

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại

    - Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản

    - Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    Tags:

    Chế độ tử tuất

    Điều kiện hưởng chế độ tử tuất

    Hai quốc tịch

    Mai táng phí

    Tiền lương hưu

    Công ty Luật TNHH Dương Gia - DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6998

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá