Công ty giữ chứng minh thư nhân dân của người lao động . Xử lý khi công ty giữ giấy tờ tùy thân của người lao động theo quy định pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Hiện tại tôi đang bị vướng vào pháp luật về tội trộm cắp tài sản của công ty. Nhưng công ty không đưa ra pháp luật xử lý mà công ty cũng không đưa ra hướng giải quyết cho tôi thì tôi phải làm sao ạ ? Trong khi đó giấy chứng minh nhân dân của tôi bị giam giữ, nên tôi muốn đi đâu làm gì tôi cũng không thể. Vậy luật sư cho em hỏi bây giờ tôi phải làm sao ạ?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật lao động – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 20 Bộ Luật lao động 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như bạn trình bày bạn có hành vi trộm cắp tài sản của công ty. Nhưng công ty không đưa ra pháp luật xử lý mà công ty cũng không đưa ra hướng giải quyết .Trong khi đó giấy chứng minh nhân dân của bạn bị giam giữ. Như vậy nếu phía công ty giữ giấy tờ, hồ sơ của bạn theo quy định trên thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty phải trả lại những giấy tờ tùy thân của bạn. Nghĩa vụ trả lại giấy tờ này không phụ thuộc vào việc bạn đang vi phạm pháp luật về tội trộm cắp tài sản của công ty. Việc bạn trộm cắp tài sản của công ty thì công ty hoàn toàn có thể xử phạt hoặc tố cáo bạn tới cơ quan Công an về hành vi của bạn.
Nếu công ty cố tình không trả giấy tờ nhân thân của bạn thì có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Căn cứ quy định tại Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
– Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
+ Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều Luật Dân sự Lao động.
Hiện nay, bạn cần làm việc lại với Ban giám đốc của công ty và yêu cầu công ty phải trả giấy tờ cho bạn hoặc gửi đơn khiếu nại đến Phòng lao động thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!