Đất chưa có sổ đỏ có chia di sản thừa kế được không? Thủ tục khai nhận thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời chào đến văn phòng luật sư. Tôi cần các luật sư tư vấn giúp tôi về việc cấp sổ đỏ. Tôi có một lô đất hơn 3000 mét vuông, ở đội 11 xã Nga An, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. (đất thổ cư và nằm trong diện được cấp sổ đỏ) lô đất này do ông nội tôi để lại cho bố mẹ tôi nhưng không viết giấy. Gia đình tôi đã ở và đóng thuế đầy đủ. Nhưng một thời gian sau gia đình tôi chuyển lên bỉm sơn thanh hoá ở và lô đất hơn 3000 mét vuông ở nga an nga sơn thanh hoá đã cho người khác thuê. Nhưng giờ bố mẹ tôi mất cả rồi. Vậy tôi có được nhà nước cấp sổ đỏ không và được thừa hưởng lô đất đó không. Và quy định về cấp sổ đỏ cho tôi được quy định ở điều bao nhiêu bộ luật. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật thừa kế – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2.Giải quyết vấn dề:
Phân chia di sản thừa kế là việc các đồng thừa kế phân chia di sản của người mất để lại. Tài sản người mất để lại được gọi là di sản thừa kế. Theo thông tin anh cung cấp Khi ông bà nội mất không để lại di chúc, mảnh đất do bố mẹ anh trực tiếp quản lý và sử dụng. Trường hợp này có thể xác định mảnh đất là di sản thừa kế do ông bà nội để lại. Bạn tham khảo quy định sau để làm thủ tục khai nhận thừa kế:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Bạn không trình bày rõ, ông bà nội bạn đã mất vào thời điểm nào. Căn cứ Điều Điều 623 bộ luật dân sự quy định thời hiệu thừa kế là 30 năm nên trường hợp của bạn như sau:
Trong trường hợp ông bà nội bạn mất không để lại di chúc và chưa hết thời hiệu thừa kế thì mảnh đất sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông bà nội bạn còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Do trường hợp của gia đình bạn, bố mẹ bạn đã mất, do đó các con của người bố mẹ bạn sẽ được nhận phần di sản mà người cha được hưởng.
Sau đó, đồng thừa kế đã thỏa thuận được về việc phân chia di sản thừa kế thì có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Các đồng thừa kế có thể thỏa thuận về việc tặng cho phần di sản của mình cho người chú út quản lý và sử dụng.
Trường hợp đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu tài sản. Tức là trong thời hạn 30 năm những người thuộc hàng thừa kế của ông bà nội không yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì di sản này thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu tài sản này.
Bạn thực hiện việc khai nhân thừa kế theo quy định tại Điều 659 và Điều 660 của Bộ luật Dân sự 2015. Bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng công chứng
Hồ sơ bao gồm:
-Biên bản họp mặt gia đình (nếu có).
-Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người thuộc hàng thừa kế.
-Giấy tờ để chứng minh quyền sở dụng đât, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản.
-Giấy chứng tử của người mất.
Sau đó bạn làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tai Văn phòng đăng kí đất đai nơi có bất động sản.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật thừa kế của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn luật thừa kế, tranh chấp thừa kế qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật thừa kế, tranh chấp thừa kế trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!