Dịch vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Điều kiện để tổ chức được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến tháng 1/2017, Việt Nam đang có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 21,4 tỷ USD. Đó là những con số “trong mơ” của doanh nghiệp Việt 20 năm trước. Điều đó chứng tỏ xu thế dịch chuyển vốn đầu tư ra nước ngài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng cao. Nắm bắt sự vận hành của nền kinh tế chung, Nhà lập pháp điều chỉnh quy định theo hướng mở và khuyến khích các doanh nghiệp đấu tư vốn ra nước ngoài.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài;
Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
II. ĐỔI TƯỢNG XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
– Tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Hợp tác xã;
– Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;
– Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam;
– Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Pháp luật ghi nhận quyền đầu tư ra nước ngoài thuộc về các cá nhân và các tổ chức theo sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Nghị định 83/2015 đã có sự tóm tắt rút ngắn mang tính bao quát về đối tượng xin cấp giấy chứng nhận đầu tư so với sự diễn giải và liệt kê Nghị định 78/2006. Xét trên khía cạnh đảm bảo an toàn rủi ro, Nhà đầu là cá nhân nên lựa chọn cân nhắc kỹ trước khi tự mình thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Thay vào đó, họ có thể liên kết với pháp nhân Việt Nam tránh rủi ro tiềm ẩn trong việc chuyển vốn ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam trong quá trình kinh doanh.
III. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Luật đầu tư năm 2005 quy chung về hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn đã tách biệt rõ ràng các hình thức đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cụ thể như sau:
– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
– Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
– Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
IV. TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Bước 1: Nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và nhận mã khai hồ sơ trực tuyến.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
1. Đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài:
Số lượng bộ hồ sơ: 08 bộ trong đó 01 bản gốc và 07 bản photo
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài ;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Đối với dự án không thuộc diện phê duyệt chủ trương đầu tư:
Số lượng hồ sơ: 03 bộ trong đó có 01 bản gốc và 02 bản phô tô.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Luật đầu tư 2014 có điểm sửa đổi so với Luật đầu tư năm 2005 với việc bổ sung them thủ tục nộp hồ sơ trực tuyến trước khi nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, Nghị định 83 quy định chi tiết về việc Nhà đầu tư ra nước ngoài phải có giấy tờ tài liệu chứng minh địa điểm thực hiện dự án tại nước ngoài như: “Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất; Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư”.
Luật đầu tư năm 2005 chỉ quy định ngắn gọn về việc chứng minh tài chính của Nhà Đầu tư ra nước ngoài: “Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.”, nhưng Luật đầu tư 2014 quy định cụ thể chi tiết trong Luật và Nghị định 2 quy định như sau: “Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư; Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư”.
Như vậy, luật đầu tư thắt chặt hơn về các điều kiện chứng minh tính khả thi của dự án như: địa điểm thực hiện và nguồn tài chính để đảm bảo dự án để tránh tình trạng đăng ký dự án ảo để dịch nhằm dịch chuyển vốn ra nước ngoài.
V. CÁCH THỨC LIÊN HỆ
1. Liên hệ qua tổng đài tư vấn trực tiếp: 1900.6998, nhấn phím 114;
2. Liên hệ trực tiếp khối dịch vụ số: 04.73000111;
3. Liên hệ qua email: lienhe@luatduonggia.vn;
4. Trực tiếp tư vấn tại trụ sở văn phòng theo địa chỉ trụ sở chính: Phòng 2501, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
VI. DỊCH VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA LUẬT DƯƠNG GIA
– Tư vấn điều kiện đăng ký, hỗ trợ khách hàng trong tường hợp cần thiết để cấp mới/ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
– Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục để để cấp mới/điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
– Soạn thảo hồ sơ, bản giải trình kinh tế kỹ thuật để để cấp mới/điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
– Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục để cấp mới/điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
– Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình để cấp mới/điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm thông báo định kỳ hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài;
– Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của chúng tôi:
- Tư vấn luật đầu tư nước ngoài, thủ tục đầu tư tại Việt Nam qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn thủ tục đầu tư tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!