Điều kiện đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Không còn nghiện nữa có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Lúc trước tôi có sử dụng ma túy bị bắt 2 lần và từ lần thứ 2 tới giờ tôi không còn chơi nữa và đã cai nghiện được nhưng vừa rồi tòa án có goi tôi giấy triệu tập ra tòa để hợp xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Giờ tôi phải làm sao để tòa án biết tôi đã không còn nghiện. Mong luật sư hướng dẫn. Cám ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
– Luật phòng, chống ma túy 2000 sửa đổi 2008
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ Điều 28 Luật phòng, chống ma túy 2000 sửa đổi 2008 quy định như sau:
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện mà túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
3.Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính.
4.Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Và căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1.Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn đinh, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2.Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3.Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Như vậy, những đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu em bạn không thuộc các trường hợp trên thì không thuộc đối tượng bị áp dụng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng:
“Điều 3. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
1.Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên.
2.Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ 6 tháng đến 12 tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng”
“Điều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy gia đình.
Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện ma túy tại gia đình.”
Trường hợp muốn được cai nghiện tại gia đình, cần phải khai báo và tự nguyện đăng ký với Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú để xem xét áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình
Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9. đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
1.Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.
2.Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
c) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.”
Do đó, nếu bạn chưa cai nghiện tại gia đình thì chưa đủ điều kiện để áp dụng biện pháp cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nên với trường hợp của bạn thì nếu như không còn nghiện thì không phải đi cai nghiện ở cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bạn cần làm một tờ đơn có giấy xác nhận của cơ quan công an xã về việc bạn không còn bị nghiện để Tòa án xem xét bãi bỏ giấy triệu tập đi cai nghiện.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!