Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và chế độ thai sản khi nghỉ việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Em là công nhân ở 1 công ty may. Em đang có thai và ngày dự sinh là 23 tháng 9 năm 2018 . Em đóng bão hiểm từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2018 và trong thời gian đó công ty không đóng bão hiểm 2 tháng vì em nghỉ ốm nghén. + Bây giờ em muốn chấm dứt hợp đồng lao động vậy em có đươc hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp không. + Và nếu em chấm dứt hộp đồng lao động ở công ty không đống bảo hiểm cho em. Thì em có thể tự đóng tiếp bảo hiểm cho đến khi em sinh là ngày 23 tháng 9 năm 2018 được không. Và có được hưởng chế độ thai sản không. Mong luật sư giải đáp thắc mắt giúp em. Em xin cãm ơn.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Giải quyết vấn đề
Về chế độ thất nghiệp
Theo quy định của pháp luật thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Thứ hai đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013;
Theo quy định trên, thì bạn đóng đủ bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ đủ điều kiện hưởng thất nghiệp. Do đó, bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 18 tháng nếu bạn có đủ điều kiện trên thì sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp. theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Quyết định thôi việc;
Quyết định sa thải;
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
Thời gian giải quyết : Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, bạn cần đăng ký thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để được xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Về chế độ thai sản
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
“Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh của con;
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản.
Vì khi sinh con bạn đã nghỉ việc tại công ty nên bạn có thể nộp hồ sơ này tại cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi bạn cư trú để hưởng trợ cấp khi sinh con.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn tham gia được 18 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thì bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!