Điều kiện tách hộ khẩu và đăng ký hộ khẩu thường trú cho con? Thời gian và thủ tục đăng ký thường trú cho con sau khi khai sinh.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin tư vấn giúp em ạ. Em là nữ, năm nay 22 tuổi, đã kết hôn. Hiện tại em và chồng đang sống cùng gia đình em tại Hà Nội, quê gốc của chồng em ở Quảng Ninh. Sau khi kết hôn em chưa chuyển khẩu, hiện tại em sắp sinh con đầu lòng, em muốn tách riêng hộ khẩu có được không ạ và sau này con em nhập khẩu với em hay phải nhập khẩu về gia đình chồng ạ? Và chồng em có thể nhập khẩu chung với em không ạ?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Tại khoản 2 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định:
“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
Điều 26. Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”
Bạn đã có đăng ký thường trú tại Hà Nội, có sổ hộ khẩu tại đây, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được sự đồng ý của chủ hộ khẩu cho tách khẩu và có cùng nơi cư trú hợp pháp với bố mẹ bạn thì bạn sẽ đủ điều kiện tách hộ khẩu và đứng tên chủ hộ khẩu riêng với cùng địa chỉ mà bạn đang sinh sống. Để xác định bạn có nơi cư trú hợp pháp cùng địa chỉ hiện nay thì bạn phải là đồng sở hữu mảnh đất này đối với bố mẹ bạn hoặc hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của bố mẹ bạn căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP:
“Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ…
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản…”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật cư trú năm 2006 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì con được sinh ra trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc người đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ý thường trú cho trẻ đó. Nơi đăng ký thường trú của bé sẽ là nơi cư trú của cha hoặc mẹ, nếu hiện nay bạn và chồng đang có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con sẽ là nơi mà bé thường xuyên sinh sống.
“Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.”
Sau khi bạn được tách khẩu và được cấp sổ hộ khẩu thì bạn sẽ nhập hộ khẩu cho con tại cơ quan công an quận nơi bạn đang đăng ký thường trú. Hồ sơ gồm:
+ Trích lục khai sinh của con
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính và bản sao)
+ Sổ hộ khẩu, căn cước công dân/chứng minh nhân dân của bạn
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Thời hạn giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!