Vợ ngăn cản chồng thăm nom con sau khi ly hôn có vi phạm pháp luật? Có giành được quyền trực tiếp nuôi con sau khi vợ tái hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào luật sư... Thưa luật sư cháu muốn nhờ luật sư giải đáp giúp cháu về quyền nuôi con sau khi ly hôn và mong luật sư cho cháu lời khi yên. Chả là vợ chồng cháu ly hôn được nửa năm rồi mà khi ra tòa và đã thỏa thuận là được thăm nom con đón con về nhà nội nhưng từ trước khi ly hôn và cho đến thời điểm này ly hôn đã được nửa năm vợ cháu chưa cho cháu thăm nom con 1 ngày nào cháu có gọi điện hỏi thì chỉ nghe và bảo ở xa và không phải thích thăm lúc nào cũng được phải được sự đồng ý ở cô ấy, và cho đến hôm vừa rồi cô ấy đã đi bước nữa vì đang có bầu nữa cháu biết tin này là do bạn cháu tình cờ biết được và gửi ảnh cho cháu...cháu đang muốn làm đơn ra tòa yêu cầu thay đổi quyền nuôi con có phức tạp gì không ạ. Con cháu đã gần 4 tuổi rồi vì cô ấy đã đi bước nữa và cũng đang có bầu nữa cũng sẽ không tốt cho con cháu khi đứa bé nữa con của cô ấy và người chồng thứ 2 thì con cháu sẽ có rất nhiều cái xảy ra chỉ sớm hay muộn thôi vì đâu có phải con đẻ của họ nên cháu e ngại người cha dượng của cob cháu khi đứa bé tiếp theo ra đời ạ? Vậy nên Cháu muốn hỏi và nhờ luật sư giúp cháu và cho cháu lời khuyên và cháu phải làm sao bây giờ ạ? Cháu cảm ơn luật sư ạ
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hôn nhân – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Giải quyết vấn đề
Theo quy định về nguyên tắc sau ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, sau khi ly hôn bên trực tiếp nuôi con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình không bảo đảm cho con được phát triển tốt nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến con thì người còn lại được giành lại quyền nuôi để bảo bảo quyền lợi cho con.
Theo trình bày của bạn, bạn trước đã ly hôn cách đây 01 năm, vào thời điểm ly hôn thì vợ bạn được quyền trực nuôi con. tuy nhiên do bạn cho rằng vợ cũ bạn đã lấy chồng và đang mang thai không đảm bảo về quyền lợi cho con, nên bạn muốn được nuôi con. Do đó, giữa bạn và vợ bạn có thể thỏa thuận về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con, theo đó nếu vợ bạn đồng ý để bạn nuôi con thì bạn có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nếu không thỏa thuận được mà bạn có đủ căn cứ để chứng minh bản thân mình có những điều kiện, lợi ích phù hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có phẩm chất đạo đức tốt, có thu nhập và chỗ ở ổn định còn vợ cũ bạn do có chồng mới và đang mang thai nên không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc môi trường hiện tại không thích hợp cho sự phát triển của con thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu con bạn từ 7 tuổi trở lên thì các bên phải xem xét nguyện vọng của bé. Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”
+ Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con (theo mẫu)
+ Bản án li hôn
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)
+ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án nơi vợ cũ bạn cư trú hoặc qua đường bưu điện,sau khi bạn nộp biên lai tiền tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết giúp bạn nếu có căn cứ và hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn ly hôn, tư vấn giải quyết các tranh chấp khi ly hôn
- Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật hôn nhân, tư vấn giải quyết ly hôn trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!