Có thể thêm tên đệm vào theo chị em trong gia đình hay không? Điều kiện thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn thêm chữ đệm vào tên cho hợp với chị em trong gia đình. Do lúc làm khai sinh người làm viết thiếu chữ lót. Chị gái tên Lê Thị Ngọc Thắm, em gái tên Lê Thị Ngọc Thảo, nhưng tôi tên Lê Thị Thiện, thiếu mất chữ Ngọc. Bây giờ tôi có thể làm thủ tục để thêm chữ lót cho phù hợp với gia đình đình không. Xin chân thành cảm ơn
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn muốn thêm chữ đệm vào tên cho hợp với chị em trong gia đình. Do lúc làm khai sinh người làm viết thiếu chữ lót. Chị gái tên Lê Thị Ngọc Thắm, em gái tên Lê Thị Ngọc Thảo, nhưng tôi tên Lê Thị Thiện, thiếu mất chữ Ngọc. Bây giờ tôi có thể làm thủ tục để thêm chữ lót cho phù hợp với gia đình.
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch thì cá nhân có quyền thay đổi hộ, chữ đệm và tên trường hợp sau:
“1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”
Theo quy định trên thì mọi cá nhân đều có quyền thay đổi, cải chính họ, tên đệm, tên của mình. Tuy nhiên việc cải chính này phải có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật nên chia ra làm hai trường hợp như sau:
– Nếu bạn sử dụng tên trong giấy khai sinh làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn hoặc việc sử dụng tên này gây nhầm lẫn trong cuộc sống hoặc bạn thuộc một trường hợp được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch.
– Nếu việc bạn sử dụng tên này không làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn hoặc việc sử dụng này gây nhầm lẫn trong cuộc sống hoặc không thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 trên thì bạn không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cải chính tên đêm trong trường hợp này.
Nếu bạn nằm trong trường hợp được thay đổi thì bạn cần phải thực hiện thủ tục thay đổi, cải chính tên đệm cho phù hợp như sau:
+ Đơn đề nghị thay đổi, cải chính hộ tịch theo mẫu.
+ Bản chính Giấy khai sinh.
+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật hộ tịch 2014, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
+ Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
– Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!