Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xử lý các trường hợp trộm cắp tài sản như thế nào ?
Tóm tắt câu hỏi:
A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe máy của C ra khỏi cổng (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C) bắt giữ. B lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy. Anh T sau đó đã tử vong. Với trường hợp này thì A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người không? Và nếu B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm cắp tài sản không? Mong nhận được phản hồi sớm ạ! Cảm ơn rất nhiều!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hình sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
–Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017
2.Giải quyết vấn đề:
Trên thực tế không ít khách hàng gặp phải trường hợp như của bạn. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự, quyết định quan trọng việc người phạm tội có bị chịu trách nhiệm hình sự hay không? Người chưa thành niên là người chưa phát triển một cách đầy đủ về tâm – sinh lý, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ cũng còn hạn chế nên dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo và việc thực hiện tội phạm, nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự như sau:
Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
……”
Trường hợp của bạn, đối chiếu với quy định trên, nhận thấy bạn A và B hành vi trộm cắp có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Về khách thể của tội phạm: hành vi trộm cắp lén lút trộm cắp chiếc xe máy của chủ sở hữu và đã chuyển dịch chiếc xe máy ra ngoài chỗ ban đầu, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Về mặt chủ quan: bạn A và B mang tính chất cố ý, đã có lên kế hoạch sẵn và phân chia công việc A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản.
Về mục đích: A và B muốn lấy tài sản của ông C.
Về hậu quả: Từ hành vi của A và B là mong muốn lấy xe và chiếm đoạt chiếc xe này.
Về mặt chủ thể :Bạn A và C đáp ứng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
– Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, nếu A và B từ 16 tuổi trở lên và có hành vi trộm cắp tài sản với giá trị 30 triệu đồng đã đủ yếu tố cấu thành về tội trộm cắp tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, nếu A và B dưới 18 tuổi căn cứ theo Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng với A và B không quá 3/4 mức phạt tù trên do A, B dưới 18 tuổi.
Với khung hình phạt về tội trộm cắp tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm là tội ít nghiệm trọng thì nếu chủ thể A và B dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do chưa đáp ứng đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ tại Điều 123. Tội giết người
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;”
Sau khi lấy được chiếc xe, thì bị T (hàng xóm nhà C) bắt giữ. B lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy. Anh T sau đó đã tử vong. Tuy A và B đều đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản nhưng việc B cầm dao đâm T là phát sinh riêng của B nên B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. A không phải chịu trách nhiệm cùng với B do đây là hành vi phát sinh của B. Do tội giết người là tội rất nghiêm trọng nên nếu B từ đủ 14 tuổi trở lên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù, mức hình phạt cao nhất được áp dụng với A và B không quá 3/4 mức phạt tù trên do A dưới 18 tuổi.
Tòa án sẽ ra quyết định đối với từng tội của A và B. Riêng B sẽ tổng hợp hình phạt theo theo Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hình sự của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật hình sự tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!