Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông. Bị tai nạn giao thông sẽ được bồi thường những khoản nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Hi anh/chị. - Em có một số câu hỏi cần anh/chị giúp đỡ tư vấn về luật giao thông như sau: + Chị ruột của em bị tại nạn giao thông. Chị em chạy xe máy, bên gây tai nạn chạy xe hơi. Cả hai phương tiện chạy cùng chiều, xe hơi đụng xe chị em từ phía sau tới. Khi đụng xe, người chị em bay lên nắp mui trước xe hơi, khi xe hơi thắng lại thì chị em rớt xuống lộn vài vòng xuống đất. Cả hai phương tiện đều hư hỏng và giao thông đã tạm giữ hai phương tiện. Chị em thì bị sưng một cục phía sau đầu, chụp hình bác sĩ báo là chấn thương phần mềm, nằm viện chờ theo dõi nếu có máu động trong não, trại xướt phái sau lưng. + Tai nạn diễn ra trước cửa nhà chị em, có mọi người xung quanh chứng kiến. Khi buổi sang chị em chạy xe đi chợ về tới nhà thị bị đụng từ phía sau tới bất động ko biết gì. + Hiện trạng chị em nằm bệnh viện đã dần khoẻ lại, bên gây tai nạn cũng chịu trách nhiệm về việc này và trả viện phí... - Đó là diễn biến tai nạn phía trên, anh/ chị tư vấn giúp em các câu hỏi nhé: 1. Bên phía chị em có quyền làm giấy cam kết với bên gây tai nạn là: định kỳ khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng hay hàng năm nếu phát sinh ra bệnh bên trong do chấn thương lúc tai nạn, bên gây nạn phải bồi thường. Được quyền hay không anh/chị? 2. Hình thức thoả thuận bên bị nạn và gây tai nạn như thế nào là hợp lý khi lấy phương tiện ra ạ? 3. Anh/chị giúp đỡ tư vấn thêm giúp em nhé? Em cảm ơn anh/chị nhiều!!!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
2.Giải quyết vấn đề
Liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác…
Trong thông tin bạn không nói rõ rằng ở đây “lỗi” thuộc về bên nào. Tuy nhiên, xác định đây là nguồn nguy hiểm cao độ cho nên bạn là chủ sở hữu chiếc xe nên vẫn phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp sau:
+Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 như sau:
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1.Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3.Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4.Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5.Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Những thiệt hại mà bên bạn có quyền yêu cầu bên kia phải bồi thường:
– Đối với xe bị hư hỏng: Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Đối với sức khỏe bị tổn hại: Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015 bao gồm những khoản sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, nếu chị bạn chứng minh được có tổn thất về tinh thần, người kia còn có thể phải bồi thường cho chị bạn tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.
Trường hợp này, tùy theo tính chất hành vi vi phạm của bên kia khi gây tai nạn và mức độ thiệt hại của chị gái bạn mà xác định mức độ bồi thường của bạn
Trên cơ sở quy định của pháp luật, hai bên nên thoả thuận được mức bồi thường và phương thức bồi thường thoả đáng. Sau khi ký kết các văn bản thỏa thuận với nhau thì phía bên kia có quyền đề nghị lấy phương tiện ra. Nếu bên gây thiệt hại không đáp ứng yêu cầu đòi bồi thường, gia đình có thể gửi đơn khởi kiện đến TAND nơi bị đơn thường trú để Toà giải quyết.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!