Hành vi lấn chiếm đất công sẽ bị xử lý như thế nào? Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào công ty TNHH Dương Gia. xin Công ty tư vấn giùm tôi trường hợp này ạ. Giữa hai hộ gia đình xảy ra tranh chấp về vấn đề xây dựng lấn chiếm lối đi chung. Hộ A khiếu nại hộ B xây dựng cổng rào trên đường đi công cộng. Hộ B khiếu nại hộ A xây dựng nhà lấn chiếm đường đi công cộng. hai hộ đã gửi đơn đến UBND xã hòa giải nhưng không thành. Vậy công ty cho tôi hỏi: Bước tiếp theo chúng tôii phải làm gì? cấp nào có thẩm quyền giải quyết bước tiếp theo? có phải cấp xã là nơi quản lý đường đi công cộng và chịu trách nhiệm giải quyết tới cùng. Vì tôi có liên hệ tòa án thì được giải thích là đường đi công cộng tòa không thụ lý mà do cấp xã quản lý giải quyết.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
2.Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Như bạn trình bày, Giữa hai hộ gia đình bạn xảy ra tranh chấp về vấn đề xây dựng lấn chiếm lối đi chung. Hộ A khiếu nại hộ B xây dựng cổng rào trên đường đi công cộng. Hộ B khiếu nại hộ A xây dựng nhà lấn chiếm đường đi công cộng. Hai hộ đã gửi đơn đến UBND xã hòa giải nhưng không thành.
Trường hợp này, nếu hộ dân sống gần đó có hành vi xây dựng trên đất công cộng được coi là hành vi lấn chiếm đất – thuộc một trong các trường hợp cấm theo quy định Luật đất đai 2013.
Với hành vi lấn chiếm đất nêu trên, bạn có quyền tố cáo hành vi lấn chiếm đất ra Ủy ban nhân dân cấp xã để xử phạt vi phạm với hành vi lấn, chiếm đất nêu trên theo khoản 1, 2 , 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.”
Với từng hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép xây dựng mà mức xử phạt khác nhau được quy định trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Ngoài áp dụng xử phạt thì những người đó còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục bổ sung là buộc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định
Tuy nhiên, bạn có nói kể từ thời điểm bạn nộp đơn ra Ủy ban nhân dân cấp xã là mà vẫn chưa được giải quyết. Việc giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ mang tính chất hòa giải nếu trong trường hợp các bên hào giải không thành thì hai hộ gia đình nhà bạn có thể làm đơn lên cấp trên theo quy định pháp luật theo Điều 203 Luật Đất đai 2013. Bạn không trình bày rõ vấn đề hai hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa nên bạn tham khảo những quy định sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
-Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
-Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Vì đây là phần đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Cho nên, bạn chỉ có thể thực hiện thủ tục như vậy để cơ quan nhà nước xử lý. Nếu có hành vi lấn chiếm đất nhà bạn thì hộ gia đình bạn có quyền yêu cầu đến ủy ban nhân dân hoặc khởi kiện ra Tòa án để tòa án giải quyết.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!