Hồ sơ, thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh mới nhất. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan,có khá nhiều công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong thời gian 1-2 năm đầu sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp chọn hình thức giải thể để chấm dứt liên quan với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Nhưng đối với một số doanh nghiệp thì việc tạm ngừng kinh doanh có thể là một phương án tối ưu hơn bởi doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội khôi phục lại hoạt động kinh doanh và tiếp tục hoạt động bất cứ lúc nào mà không cần thiết phải làm những thủ tục phức tạp như giải thể rồi khi có nhu cầu kinh doanh lại thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp lên đến 2 năm và khi tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp có thể kinh doanh ngành nghề khác. Đó là những lý do mà pháp luật về doanh nghiệp có quy định về chế độ tạm ngừng kinh doanh.
1. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ vào Điều 200 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định các trường hợp tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Và thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh như sau:
– Cơ quan thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
– Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, số (và ngày cấp) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
+ Ngành, nghề kinh doanh.
+ Thời gian tạm ngừng kinh doanh. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
Theo quy định, thời gian tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 năm.
+ Lý do tạm ngừng kinh doanh
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty (doanh nghiệp)
Kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Kết quả giải quyết thủ tục: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Như vậy, với những ưu thế từ quy định về tạm ngừng kinh doanh mà người ta thường nói, tạm ngừng kinh doanh là thế hoãn binh thời khủng hoảng xuất phát từ lý do khi rơi vào tình trạng khủng hoảng thay vì giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp thì ít khi doanh nghiệp nghĩ đến việc tạm ngừng kinh doanh. Tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong việc tiếp cận các nguồn vốn và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!