Hồ sơ xin hưởng chế độ tai nạn lao động theo hướng dẫn mới nhất. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhằm hỗ trợ vệ mặt tài chính cho người lao động khi gặp phải chịu những tổn hịa về sức khỏe trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngày 25/6/2015, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thiết kế quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016, theo đó các quy định về chế độ này trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ hết hiệu lực kể từ khi Luật An toàn vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành.
Để được hưởng quyền và lợi ích hơp pháp theo chế độ tai nạn lao động, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 57 Luật Luật An toàn vệ sinh lao động bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sau khi bộ hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ phía người lao động.
Về phía cơ quan bảo hiểm xã hội, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người lao động cần lưu ý, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động chỉ được chấp nhận giải quyết nếu người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều Luật An toàn vệ sinh lao động sau:
Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Thứ hai, các tai nạn nêu trên phải gây ra thiệt hại là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Thứ ba, tai nạn lao động không xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!