Hỏi đáp điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Các trường hợp hạn chế quyền nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con sau ly hôn.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi! Vợ chồng em cưới nhau gần được 3 năm? Có 1 con chung năm nay 18 tháng tuổi! Em là giáo viên, chồng làm kỹ sư công trình! Do vợ chồng em có nhiều bất đồng về quan điểm sống! Bây giờ em muốn ly hôn! Mà bên cả 2 bên đòi quyền nuôi con! Vây theo luật con sẽ do ai nuôi?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hôn nhân – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
2.Giải quyết vấn đề.
Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn thì bố mẹ không những có quyền mà phải có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau. Tuy nhiên, sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi của con, chứng minh khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái đảm bảo đầy đủ các yếu tố tâm, sinh lý, sự phát triển bình thường của con sau ly hôn để xem xét phân chia người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, cụ thể căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
” Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.
Như vậy, hai vợ, chồng bạn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con đồng thời là nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi hôn. Tuy nhiên như thông tin bạn cung cấp thì hai vợ, chồng bạn không thỏa thuận được thì đối với con bạn 18 tháng tuổi (dưới 36 tháng tuổi) sẽ được ưu tiên giao cho người mẹ là người trực tiếp nuôi con, trừ một số những trường hợp đặc biệt sau:
+ Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
+ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Phá tán tài sản của con;
+ Có lối sống đồi trụy;
+ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn ly hôn, tư vấn giải quyết các tranh chấp khi ly hôn
- Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật hôn nhân, tư vấn giải quyết ly hôn trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!