Hợp đồng ủy quyền theo quy định mới nhất. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Những quy định mới về việc ủy quyền.
Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng ủy quyền được thể hiên một cách phong phú và rộng rãi đến nhiều lĩnh vực hoạt động. Việc ký kết hợp đồng ủy quyền miễn là bảo đảm được những nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định. Ủy quyền giao dịch dân sự có nhiều dạng: Bạn có thể ủy quyền một phần, ủy quyền toàn bộ, bạn có thể ủy quyền có thù lao hoặc ủy quyền không thù lao mà người ta vẫn gọi là làm hộ,… Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng ủy quyền được thể hiên một cách phong phú và rộng rãi đến nhiều lĩnh vực hoạt động. Việc ký kết hợp đồng ủy quyền miễn là bảo đảm được những nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định.
1. Khái niệm
Hợp đồng ủy quyền là một trong những giao dịch dân sự rất phổ biến và thông dụng trong đời sống hiện nay. Vậy hợp đồng ủy quyền được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền là gì? Khi nào thì một bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như thế nào? Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Về hình thức thì hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản. Trong một doanh nghiệp thì việc ủy quyền có thể thực hiện mà không cần công chứng, chứng thực mà chỉ cần lập giấy ủy quyền và đóng dấu công ty là được.
– Về thời hạn ủy quyền thì do các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác nhận việc ủy quyền.
– Về việc ủy quyền lại thì được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật quy định. Hình thức của hợp đồng ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng ủy quyền
a. Quyền của bên được ủy quyền
– Bên được ủy quyền có thể yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thết để thực hiện công việc ủy quyền.
– Bên được ủy quyền sẽ được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền, hưởng thù lao nếu hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.
b. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyên.
c. Quyền của bên ủy quyền
Bên ủy quyền yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
– Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên được ủy quyền sẽ được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật dân sự 2015.
d. Nghĩa vụ của bên ủy quyền
– Bên được ủy quyền được cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc nhằm hoàn thành công việc theo đúng mục đích mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.
– Bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Theo quy đinh của pháp luật dân sự luôn tôn trong sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng nên pháp luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng vào bất cứ lúc nào trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng ủy quyền chỉ chấm dứt khi mà các bên đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên ủy quyền và hợp đồng chỉ coi là đã hoàn thành trên cơ sở thỏa thuận trên hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, nếu một bên thực hiện xong nghĩa vụ của mình mà bên kia không thực hiện nghĩa vụ của họ thì hợp đồng không được coi là hoàn thành. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
– Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Trong trường hợp không có thù lao thì bên ủy quyền cũng có thể chấm dứt bất cứ lức nào và phải báo cho bên nhận ủy quyền trước một thời gian hợp lý. Nhưng nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có.
Như vậy, hợp đồng ủy quyền thực chất cũng là một hợp đồng giao, một giao dịch dịch dân sự do các bên tự thỏa thuận nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc chung của hợp đồng dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!