Skip to content
1900.6569

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội

Ngày đăng: 11/04/2018 06:22:15  |   Ngày cập nhật: 12/11/2018 06:10:03  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Hướng dẫn khai danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản C70A-HD

Trang chủ » Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội » Hướng dẫn khai danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản C70A-HD
  • 11 Tháng Tư, 201812 Tháng Mười Một, 2018
  • bởi Luật Dương Gia
  • Hướng dẫn khai danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản C70A-HD theo pháp luật mới nhất năm 2018.


    Mẫu C70a-HD mới nhất theo Quyết định 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015, có hiệu lực từ ngày 01/10/2015:

    Tên cơ quan đơn vị ………
    Mã đơn vị:………………
    Mẫu số: C70a-HD
    (Ban hành theo Quyết định 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 của Bộ Tài chính)

    DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN, DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE

    Đợt…… tháng…. quý….. năm ……
    Số hiệu tài khoản……………. Mở tại ……………..

    PHẦN 1: Danh sách đề nghị hưởng chế độ mới phát sinh
     

    STT

    Họ và tênSố sổ BHXH/ Số định danhĐiều kiện tính hưởngSố ngày thực nghỉGhi chú
    Tình trạngThời điểmTừ ngàyĐến ngàyTổng số
    AB123456

    C

    A

    CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

    I

    Bản thân ốm thường

    1

    ….

    II

    Bản thân ốm dài ngày

    1

    ….

    III

    Con ốm

    1

    ….

    B

    CHẾ ĐỘ THAI SẢN

    I

    Khám thai

    1

    …

    lI

    Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu

    1

    ….

    III

    Sinh con, nuôi con nuôi

    1

    IV

    Thực hiện các biện pháp tránh thai

    1

    ….

    C

    DƯỠNG SỨC PHỤC HỒI SỨC KHỎE

    I

    Nghỉ DS sau ốm đau

    1

    ….

    II

    Nghỉ DS sau thai sản

    1

    III

    Nghỉ DS sau TNLĐ-BNN

    1

    …..

    PHẦN 2: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH SỐ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

    STT

    Họ và tênSố sổ BHXH/ Số định danhĐợt giải quyếtNội dung điều chỉnhLý do điều chỉnh
    AB123C
    ACHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
    I.Bản thân ốm thường
    1
    ….
    II.…
    1
    …
    BCHẾ ĐỘ …
    ….
    CộngXXX

    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)

    Công đoàn cơ sở 
    (Ký, họ tên, đóng dấu)

    …..ngày …..tháng…..năm…..
    Thủ trưởng đơn vị…………
    (Ký, họ tên, đóng dấu)

    1. Mục đích Mẫu C70a-HD Danh sách hưởng chế độ thai sản:

    – Là căn cứ đề nghị giải quyết trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động trong đơn vị;

    2. Phương pháp lập Mẫu C7a-HD:

    – Danh sách này do đơn vị sử dụng lao động lập cho từng đợt. Tùy thuộc vào số người hưởng trợ cấp phát sinh, đơn vị có thể đề nghị làm nhiều đợt trong tháng, theo tháng hoặc theo quý. Trường hợp danh sách có nhiều tờ thì giữa các tờ phải có dấu giáp lai.

    – Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên đơn vị sử dụng lao động, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH.

    Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng thuộc quý, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền.

    – Cơ sở để lập danh sách ở phần này là hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khám chữa bệnh của con, bản sao sổ y bạ của con, phiếu hội chẩn, giấy khám thai, bản sao giấy chứng sinh, bản sao giấy khai sinh, giấy ra viện, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi… và Danh sách được cơ quan BHXH duyệt của đợt trước.

    Lưu ý: Khi lập danh sách này phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị; Đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo trình tự ghi trong danh sách.

    PHẦN 1: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ MỚI PHÁT SINH

    – Phần này gồm danh sách người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ mới phát sinh trong đợt.

    Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên đầy đủ của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH mới phát sinh.

    Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.

    Cột 2: Ghi điều kiện tính hưởng trợ cấp BHXH về tình trạng:

    – Đối với người hưởng chế độ ốm đau:

    + Trường hợp người lao động bị bệnh thông thường thì để trống và mặc nhiên được hiểu là bị bệnh thông thường; trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị thực hiện theo quy định chung thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là ngày thứ Bảy và Chủ nhật hoặc ngày Chủ nhật tùy theo quy định đối với từng loại hình đơn vị;

    – Trường hợp cá biệt ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung thì cần ghi rõ.

    Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào thứ Hai hoặc thứ Ba thì ghi: T2 hoặc T3;

    + Trường hợp bản thân người lao động bị bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN.

    – Đối với chế độ thai sản:

    + Đối với khám thai: Để trống;

    + Đối với sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: Ghi tuổi (số tuần hoặc số tháng) của thai.

    Ví dụ: thai 02 tuần tuổi thì ghi: 02T, thai 3 tháng tuổi thì ghi: 03Th;

    + Đối với sinh con:

    – Lao động nữ sinh con thì ghi: SC và mặc nhiên được hiểu là sinh 01 con, nếu sinh từ 2 con trở lên thì ghi: SC và số con được sinh (Ví dụ: Sinh đôi thì ghi: SC02);

    – Người lao động nhận nuôi con nuôi thì ghi: NCN;

    – Trường hợp mẹ chết sau khi sinh mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi: MC01, nếu người nuôi dưỡng hưởng chế độ để chăm con thì ghi: MC02;

    – Trường hợp sau khi sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì ghi: 60-, con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì ghi 60+;

    >>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

    – Đối với thực hiện các biện pháp tránh thai:

    – Nếu đặt vòng tránh thai ghi: ĐV; nếu thực hiện biện pháp triệt sản thì ghi: TS;

    – Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

    + Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau:

    – Trường hợp ốm đau do mắc bệnh thông thường thì để trống và mặc nhiên được hiểu là bị bệnh thông thường;

    – Nếu ốm đau phải phẫu thuật thì ghi: PT;

    – Nếu ốm đau do mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN;

    – Trường hợp nghỉ tại gia đình thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tập trung thì ghi TT.

    Ví dụ: Nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung sau ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN/TT;

    + Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

    – Trường hợp nghỉ sau khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc sinh thường một con thì để trống và mặc nhiên được hiểu là sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc sinh thường một con;

    – Nếu nghỉ do sinh con phải phẫu thuật thì ghi: PT;

    – Nếu sinh một lần từ 2 con trở lên thì ghi SC02;

    – Trường hợp nghỉ tại gia đình thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì ghi: TT.

    Ví dụ: Nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung sau khi sinh từ 2 con trở lên thì ghi: SC02/TT hoặc nếu nghỉ dưỡng sức do sinh con phải phẫu thuật tại cơ sở tập trung thì ghi: PT/TT;

    + Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Ghi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; trường hợp nghỉ tại gia đình thì để trống và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì ghi: TT.

    Ví dụ: Nghỉ do suy giảm khả năng lao động 35% tại gia đình thì ghi: 35, cũng trường hợp này nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì ghi: 35/TT

    Cột 3: Điều kiện tính hưởng về thời điểm

    – Ghi ngày, tháng, năm sinh của con đối với trường hợp nghỉ trông con ốm, sinh con, nhận nuôi con nuôi.

    Ví dụ: Con sinh ngày 08 tháng 7 năm 2015 thì ghi: 08/07/2015;

    – Ghi ngày, tháng, năm trở lại làm việc sau ốm đau, thai sản đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản. Cách thức ghi như ví dụ nêu trên;

    – Ghi ngày, tháng, năm Hội đồng Giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cách thức ghi như ví dụ nêu trên;

    Cột 4: Ghi ngày, tháng, năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định. Cách thức ghi như ví dụ nêu tại Cột 3;

    Cột 5: Ghi ngày, tháng, năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định. Cách thức ghi như ví dụ nêu tại Cột 3;

    Cột 6: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.

    PHẦN 2: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH SỐ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

    – Phần danh sách này được lập đối với người lao động đã được cơ quan BHXH giải quyết hưởng trợ cấp trong các đạt trước nhưng do tính sai mức hưởng hoặc phát sinh về hồ sơ, về chính sách hoặc tiền lương làm thay đổi mức hưởng, phải điều chỉnh lại theo quy định.

    Cột A, B, 1: Ghi như hướng dẫn tại Phần I.

    Cột 2: Ghi đợt/tháng/năm đã được giải quyết.

    Cột 3: Ghi rõ nội dung phải điều chỉnh như: tiền lương làm căn cứ tính hưởng, số ngày nghỉ, mức hưởng…

    Cột C: Lý do điều chỉnh: Ghi cụ thể lý do phải điều chỉnh mức hưởng.

    Ví dụ: Tiền lương tính hưởng BHXH do điều chỉnh theo lương cơ sở, do được nâng lương, do tính sai, do bổ sung hồ sơ…

    Cuối cùng:

    – Phần cuối danh sách phải có đầy đủ xác nhận của người lập, Thủ trưởng của đơn vị sử dụng lao động. Nếu trong danh sách có người hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì có thêm phần xác nhận của người đại diện có thẩm quyền của công đoàn cơ sở (trường hợp đơn vị chưa có tổ chức công đoàn thì phải ghi rõ chưa có tổ chức công đoàn).

    – Danh sách này được lập trên giấy khổ A3 hoặc A4, nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng BHXH 01 bản kèm theo bản điện tử cơ sở dữ liệu của danh sách và toàn bộ hồ sơ theo quy định. Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm về các thông tin nêu trong danh sách.

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại

    - Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản

    - Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    Tags:

    Cách viết mẫu C70a-HD

    Chế độ ốm đau thai sản

    Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    Mẫu tờ khai C70-HD

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia - DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6569

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6569

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6569

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6569

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 363/62 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Hẻm đối diện bến xe Miền Đông)

    Điện thoại: 1900.6569

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6569
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6569
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6569
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6569
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá