Thời hạn xóa án tích, thủ tục xóa án tích. Điều kiện để được xóa án tích. Xóa án tích đương nhiên và xóa án tích theo yêu cầu.
Xóa án tích là một chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam. Ở một mức độ nào đó, chế định án tích thể hiện nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam: Nguyên tắc nhân đạo, dân chủ xã hội chủ nghĩa và tôn trọng quyền con người. Cho đến nay, nhiều nội dung của chế định xóa án tích còn có những nhận thức khác nhau. Mặt khác, cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, nhiều vấn đề của luật hình sự, trong đó có vấn đề xóa án tích cũng luôn vận động và phát triển đòi hỏi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về chế định xóa án tích.
1. Khái niệm xóa án tích
Nếu người bị kết án đã được xóa án tích thì khi người đó phạm tội mới sẽ không bị tính là phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Mặt khác, trong lý lịch tư pháp của người đã bị kết án có mục xác nhận có hay không có tiền án. Việc ghi có tiền án hay không có tiền án trong việc giải quyết các vấn đề như: Đăng ký kinh doanh, đi lao động hay học tập ở nước ngoài… có ý nghĩa rất lớn đối với một người.
Xóa án tích là chế định của luật hình sự Việt Nam thể hiện ở việc xóa bỏ hậu quả pháp lý, xóa bỏ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi có đủ các điều kiện của pháp luật quy định và người đó được coi như chưa bị kết án.
2. Điều kiện để được xóa án tích
Từ Điều 63 đến Điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999 cụ thể hóa chế định xóa án tích. Theo các quy định này, việc xóa án tích đối với người đã chấp hành xong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thực hiện bằng một trong hai cách sau: Đương nhiên xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Người được xóa án tích coi như chưa có án và được cấp giấy chứng nhận xóa án tích.
* Điều kiện về hình thức:
– Thứ nhất, người bị kết án phải chấp hành xong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung (phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí…).
– Thứ hai, hết thời hiệu thi hành án;
– Thứ ba, người bị kết án theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đã chấp hành xong bản án hoặc đã hết thời hiệu thi hành bản án không phạm tội mới trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
* Điều kiện về thời gian:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, chúng ta có thể đưa ra những điều kiện cụ thể mà người bị kết án đã đáp ứng được sẽ được xem xét xóa án tích như sau:
– Đối với người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, tù có thời hạn được đương nhiên xóa án tích thì những điều kiện để được xóa án tích là:
+ Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung (cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, tịch thu tài sản…) và các quyết định khác của Tòa án(bồi thường thiệt hại, án phí…);
+ Sau khi đã chấp hành xong bản án, người bị kết án không phạm tội mới trong thời hạn do pháp luật quy định. Tội mới phải được xác định bằng một bản án hình sự có hiệu lực pháp luật. Nếu người đã bị kết án đang bị truy tố về tội mới, thì phải đợi vụ án được xử lý xong mà người bị truy tố không bị kết tội thì mới được xem xét xóa án tích. Thời hạn để xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính được tuyên trong bản án có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp đặc biệt, người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì Tòa án có thể xóa án tích nếu người đó đảm bảo được từ một phần ba đến một phần hai thời hạn xóa án tích nói trên.
– Đối với những trường hợp xóa án tích phải do Tòa án quyết định, thì ngoài những điều kiện nói ở điểm 2, người bị kết án con phải có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chính sách và tích cực lao động cải tạo ở địa phương.
+ Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo;
+ Ba năm trong trường hợp phạt tù đến ba năm;
+ Năm năm trong trường hợp phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm;
+ Bảy năm trong trường hợp phạt tù trên mười lăm năm.
Bạn đang có án tích? Bạn đang cần làm thủ tục xoá án tích? Bạn đang có những vướng mắc cần giải quyết để xoá án tích của mình? Hay đơn giản là bạn cần tư vấn các quy định của pháp luật hình sự? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
3. Thủ tục xóa án tích
Khi đáp ứng được đầy đủ những điều kiện về xóa án tích, người được xóa án tích cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định về xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự.
* Đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích:
– Người muốn được cấp giấy chứng nhận xóa án tích phải nộp đơn xin xóa án tích tại Tòa án đã xử sơ thẩm. Kèm theo đơn là những giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi họ thường trú là họ đã không phạm tội mới trong thời gian mà pháp luật đã quy định để được xóa án tích.
+ Trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, phạt tù, thì tùy từng trường hợp, phải có giấy tha sau khi đã hết thời hạn tù; giấy chứng nhận của Công án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị kỷ luật của quân đội nơi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo tại đơn vị quân đội; quyết định của Tòa án giảm thời gian chấp hành hình phạt.
+ Nếu người bị kết án còn bị hình phạt bổ sung thì tùy từng trường hợp phải có những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú; Biên lai nộp tiền phạt…
+ Nếu bản án có quyết định về bồi thường thiệt hại thì người bị kết án phải nộp những giấy tờ chứng minh đã bồi thường xong.
+ Biên lai nộp án phí.
– Chánh án tòa án ký giấy chứng nhận xóa án tích và nếu cần thì phải tiến hành những biện pháp xác minh.
Giấy chứng nhận xóa án tích được cấp cho người đã được xóa án tích và sao gửi cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường nơi người đó cư trú.
Nếu xét thấy người bị kết án chưa đủ điều kiện để được xóa án tích thì Chánh án tòa án trả lời cho người đó biết.
– Người được cấp giấy chứng nhận xóa án tích phải nộp lệ phí
* Đối với trường hợp xóa án tích do Tòa án quyết định:
– Người muốn xin xóa án tích phải làm đơn gửi cho Tòa án đã xử sơ thẩm và kèm theo đơn phải có những giấy tờ chứng minh họ có đủ những điều kiện xóa án tích. Đồng thời cũng phải có giấy chứng nhận của Ủy ban điều dân xã, phường nơi họ thường trú về thái độ chấp hành chính sách, pháp luật và thái độ lao động của họ ở địa phương.
– Chánh án kiểm tra những điều kiện được xóa án tích và nếu cần thì tiến hành những biện pháp xác minh. Nếu hồ sơ đầy đủ thì chánh án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về người bị kết án có đủ điều kiện được xóa án tích hay không.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát phải phát biểu ý kiến và gửi trả hồ sơ cho Tòa án. Chánh án ra quyết định xóa án tích hoặc bác đơn xin xóa án tích.
– Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định xóa án tích.
– Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích. Nếu bị bác đơn lần thứ hai thì phải sau hai năm mới lại được xin xóa án tích.
Bạn đang có án tích? Bạn đang cần làm thủ tục xoá án tích? Bạn đang có những vướng mắc cần giải quyết để xoá án tích của mình? Hay đơn giản là bạn cần tư vấn các quy định của pháp luật hình sự? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
4. Ý nghĩa của việc xóa án tích
Việc xóa án tích cho người phạm tội mang tính phòng ngừa tội phạm cao, điều này được thể hiện qua việc quy định: “Người được xóa án tích coi như chưa can án”. Vì vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận xóa án tích hoặc sau khi Tòa án ra quyết định xóa án tích thì trong những giấy tờ về căn cước, lý lịch tư pháp cấp cho họ phai ghi rõ “chưa can án”. Người đã được xóa án tích mà sau lại phạm tội mới thì không được căn cứ vào những tiền án đã được xóa án tích mà coi như là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Thông qua việc quy định về xóa án tích, đã góp phần động viên người bị kết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Còn đối với gia đình, họ hàng thân thích của người được xóa án tích, họ cũng sẽ không bị mang tiếng xấu là có người trong gia đình phạm tội.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hình sự của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật hình sự tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!