Hướng dẫn về trình tự, thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Mẹ cho con gái vàng khi cưới là tài sản chung hay tài sản riêng?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tui cưới được 3 năm và có con được 19 tháng, lúc cưới mẹ tui có chỗ tui vàng làm của hồi môn và khi sinh con mẹ tui cũng có cho cháu vàng để làm của bên chông thì không có cho, sau đó cả hai làm có mua được ít vàng và một chiếc xe đó tui đứng tên trong đó tiền mẹ tui chiếm hết phân nửa nhưng cả hai chưa trả hết và khi mượn chỉ đưa tiền chứ không có làm giấy tờ j cả, tui thì chỉ ở nhà trông con thôi. Những đó chồng tui gia trưởng với lại cảm thấy không tốn trọng và mẹ tui họ chỉ biết lo cho gia đình họ và lâu lâu ben chồng gọi điện thoại lên là vợ chồng cãi nhau, ở hiện tại thì chồng tui ở rể. Vậy cho tui hỏi nếu tui muốn ly hôn thì tui sẽ lấy lý do gì và tui có quyền nuôi con không vì tui không có việc làm nhung giá đình tui trên này và có người trông con cho, còn bên chồng tui thì ở quê chồng tui cũng không có nhà trên này lượng ông thì làm tháng 15 triệu có tháng không có, và tài sản mẹ tui cho tui và cháu ngoại và tài sản sau khi cưới và phần nợ mẹ tui khi mượn để mua xe chua trả thì sao mong luật sư tư vấn cho ak và đơn ly hôn mình mua ở đâu ak.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hôn nhân – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mục lục
1. Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Giải quyết vấn đề:
Hình thức ly hôn
Trong trường hợp này cuả vợ chồng bạn chưa nêu rõ muốn ly hôn theo hình thức nào, vì vậy xác định như sau:
– Thuận tình ly hôn:
Theo quy định tại Điều 55 luật hôn nhân gia đình 2014:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
– Đơn phương ly hôn:
Theo quy định tại khoản 1 điều Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
“Ly hôn theo yêu cầu của một bên là khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Theo thông tin bạn cung cấp bạn có thể chứng minh tình trạng hôn nhân đang lâm vào tình trạng trầm trọng và đời sống chung không thể kéo dài.
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng như:
+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
+ Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình
Đời sống chung không thể kéo dài
Nếu thực tế cho thấy vẫn thực hiện các hành vi trên, đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Nếu bạn có căn cứ chứng minh vợ bạn có hành vi ngoại tình nêu trên thì bạn có thể làm hồ sơ ly hôn đơn phương.
Hồ sơ tiến hành trình tự thủ tục ly hôn
Để việc giải quyết yêu cầu ly hôn được nhanh chóng, thuận lợi hơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Mẫu đơn yêu cầu giải quyết ly hôn: nếu hai bạn thuận tình ly hôn thì chuẩn bị Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn; nếu bạn đơn phương ly hôn thì cần chuẩn bị Đơn xin ly hôn ( theo mẫu)
– Giấy CMND hoặc Hộ chiếu của cả 2 vợ chồng (bản sao có chứng thực);
– Hộ khẩu của cả 2 vợ chồng (bản sao có chứng thực);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì bạn có thể xin trích lục bản sao tại UBND xã/ phường nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây.
– Giấy khai sinh con (nếu có con) (bản sao có chứng thực);
– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
Trình tự thủ tục ly hôn
– Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong trường hợp bạn đơn phương xin ly hôn thì bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.
+ Theo điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong trường hợp hai bạn thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp đơn ly hôn tại một Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc bị đơn (là người không nộp đơn yêu cầu).
– Bước 2: Sau khi nhận đơn ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án cho bạn;
– Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án, bạn nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
– Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án/việc theo thủ tục chung.
– Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn hoặc ra bản án, quyết định ly hôn.
Phân chia tài sản sau ly hôn
Theo điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Dựa vào thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn cho bạn vàng làm của hồi môn lúc cưới, trường hợp này có thể xác định của hồi môn cho bạn sau khi đã đăng ký kết hôn thì được coi là tài sản chung giữa 2 vợ chồng, về nguyên tắc phân chia tài sản ly hôn thì sẽ chia đôi số tài sản hồi môn mỗi người một phần.
Thêm nữa, nếu trong đám cưới, mẹ bạn trao quà cho vợ, chồng thường nói: “tặng cho hai đứa” hoặc chỉ trao quà vào tay, không nói gì, bởi lẽ, khi kết hôn chẳng ai nghĩ sẽ ly hôn, thì những quà tặng được hai vợ chồng nhập luôn vào tài sản chung, sử dụng chung vào mục đích phục vụ gia đình. Đồng thời, pháp luật quy định trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tóm lại, việc trao tặng của hồi môn xảy ra xuất phát từ sự kiện kết hôn của vợ chồng, nếu một trong hai người không chứng minh được có tặng cho riêng thì về nguyên tắc của hồi môn vẫn chia đôi cho mỗi người sau ly hôn. Còn phần vàng mẹ bạn cho con bạn được xác định là tài sản của con bạn, sau khi ly hon ai là người trực tiếp nuôi cháu người đó sẽ là người trực tiếp quản lý vàng cho cháu.
Về quyền nuôi con, căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
…
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, con bạn mới 19 tháng tuổi do vậy con dưới 36 tháng tuổi, quyền nuôi con được giao cho chị là mẹ cháu trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn ly hôn, tư vấn giải quyết các tranh chấp khi ly hôn
- Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật hôn nhân, tư vấn giải quyết ly hôn trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!