Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không? Cách đặt tên cho con theo Bộ luật dân sự 2015?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư: Tình trạng hôn nhân và gia đình. Câu hòi như sau: Sống chung với nhau đã hơn 10 năm, không có đăng ký kết hôn, chúng tôi sé có em bé vào đầu tháng 5. Mẹ em bé khi ra cơ quan đăng ký khai sinh, có quyền hay không, đặt 2 họ sát nhau thành 1 họ cho em bé? Cám ơn tư vấn của luật sư.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên của cá nhân như sau:
“Điều 26. Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
…
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”
Đồng thời, Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 cũng có quy định về việc đăng ký khai sinh cho con như sau:
“Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
…”
Bạn thông tin bạn và mẹ em bé không có đăng ký kết hôn nhưng hai bố mẹ đã thoả thuận được với nhau về việc đặt họ, tên cho con. Do đó, việc đặt họ tên con theo họ của cha hay họ của mẹ đều đúng. Nhưng tuy nhiên, bạn phải có căn cứ chứng minh bạn là cha của cháu bé mới có thể đặt họ của con theo họ bạn.
Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự quy định tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Do đó, nếu hai bạn thoả thuận với nhau sẽ đặt tên con, trong đó họ theo họ mẹ/cha, tiếp theo tên đệm sẽ là họ của cha/mẹ thì hoàn toàn hợp pháp.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!