Khai thác cát trái phép bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào cty luật Dương Gia!! Tôi có một số thắc mắc xin được giải đáp. Cụ thể là gần nhà tôi có một bãi đất trống (đất cát) thuộc sợ hữu của một cá nhân, gần đây cá nhân này cho một cá nhân khác (không có giấy phép kinh doanh hay bất cứ giấy tờ nào cho phép khai thác khoáng sản) sử dụng xe cuốc và một số xe Bên vào móc cát đem đi bán. do cát bụi trong lúc vận chuyển gây ô nhiễm nên một số hộ dân xung quanh đã báo lên chính quyền địa phương, sau đó có phòng tài nguyên môi trường huyện đã xuống lập biên bản và xử phạt vi phạn hành chính đối với cá nhân móc cát đem bán. nhưng sau đó cá nhân này vẫn tiếp tục vào móc cát đem bán. xin cty Dương Gia giải đáp một số thắc mắc sau: 1. được biết cá nhân này bị xử phạt theo điều 41 Nghị Định 33/2017 và trong Nghị Định 33 có điều 44 củng xử phạt về hành vi này. vậy căn cứ vào đâu để xử phạt theo điều 41 và căn cứ đâu xử phạt theo điều 44. 2. cá nhân bị xử phạt hành chính về hành vi khai thác cát nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì có xử lí hình sự được không?? vì so với khoảng lợi nhuận khai thác cát thì mức xử phạt hành chính không có tính răn đe. 3. ngoài phòng tài nguyên môi trường cấp huyện hay sở tài nguyên môi trường cấp tỉnh thì còn cơ quan tổ chức nào xử phạt hành chính hay hình sự hành vi khai thác cát này không?? Rất mong được cty Dương Gia giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Làm thế nào để xác định người khai thác cát đó vi phạm vào quy định pháp luật nào? Sẽ xử phạt vi phạm hành chính hay hình sự với người khai thác cát? Thẩm quyền giải quyết sự việc của người khai thác c át là bên nào? Để giải quyết tất cả những câu hỏi trên và cho bạn nhìn vấn đề pháp lý đơn giản hơn bạn có thể tham khảo bài phân tích dựa trên căn cứ pháp luật và tình huống thực tế bạn đang gặp phải.
Thứ nhất, căn cứ vào đâu để xử phạt theo Điều 41, Điều 44 nghị định 33/2017/NĐ-CP?
Với điều 41 Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Theo quy định này khoáng sản được phép khai thác mà không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác nhưng nếu vi phạm các khoản 1,2,3 Điều này sẽ bị phạt theo quy định của Điều 41 đã nêu.
Với điều 44 Vi phạm về khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với quy định này khi khai thác khoáng sản bắt buộc phải có giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước, nếu khai thác không có giấy phép cùng với vi phạm các trường hợp nằm ở khoản 1,2,3 của điều này thì sẽ bị xử lý phạt theo quy định của điều này.
Thứ hai, cá nhân bị xử phạt hành chính về hành vi khai thác cát nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì có xử lí hình sự được không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên là có, căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015:
“Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
…”
Theo đó, Người khai thác cát vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác tài nguyên trong đất liền, đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 33/2017/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thu lợi khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. Thu lợi trị giá cao hơn mức phạt cũng sẽ cao hơn.
Thứ ba, ngoài phòng tài nguyên môi trường cấp huyện hay sở tài nguyên môi trường cấp tỉnh thì còn cơ quan tổ chức nào xử phạt hành chính hay hình sự hành vi khai thác cát này không?
Với phòng tài nguyên hay Sở tài nguyên môi trường cấp huyện chỉ xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác này. Nếu vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thẩm quyền sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền xét xử.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!