Không ký kết hợp đồng khi thuê nhà thầu xây dựng. Nhà thầu xây dựng không thi công theo yêu cầu làm thế nào để đòi lại tiền.
Không ký kết hợp đồng khi thuê nhà thầu xây dựng. Nhà thầu xây dựng không thi công theo yêu cầu làm thế nào để đòi lại tiền.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có xây căn nhà cấp 4 khoảng 300 triệu. Tôi đã gửi cho thầu xây nhà tổng cộng 250 triệu nhưng mới xây được khoảng một nửa thì chủ thầu không tiếp tục xây mà để im đó 4 tháng nay. Vì tin tưởng nên tôi đã không làm hợp đồng với thầu xây nhà nhưng còn giữ giấy chuyển tiền qua tài khoản và một đoạn ghi âm khi nói chuyện chủ thầu có nói đã nhận 250 triệu của tôi. Vậy xin hỏi tôi có thể nhờ pháp luật để đòi lại tài sản và tố cáo chủ thầu không? Và chủ thầu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Bạn có trình bày là giữa gia đình bạn và chủ thầu không có thỏa thuận bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận bằng miệng. Do bạn không trình bày rõ giữa gia đình bạn và chủ thầu đã thỏa thuận những gì với nhau nên theo quy định của pháp luật tại Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
” Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”
+ Nếu các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng về việc phải thực hiện hay không thực hiện, mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết đó thì bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự.
+ Nếu giữa gia đình bạn có thỏa thuận về thời gian hoàn thành và thời điểm thanh toán tiền công, thì sẽ áp dụng theo sự thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. Bên nào vi phạm trước thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm, trong trường hợp gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường.
Do đó, việc bạn chuyển khoản cho chủ thầu 250 triệu tiền trên bạn phải có căn cứ hợp pháp như là giấy chuyển tiền qua tài khoản và một đoạn ghi âm khi nói chuyện chủ thầu có nói đã nhận 250 triệu của bạn để đòi lại. khi chủ thầu vi phạm nghĩa vụ. Do đó, hai bên cần thương lượng giải quyết trên cơ sở thỏa thuận. Trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Nếu chủ thầu có hành vi trốn tránh việc thực hiện thi công công trình xây dựng và chiếm đoạt số tiền của bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999.
Các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Về mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và kết quả là người phạm tội có quyền về tài sản một cách hợp pháp.Như vậy trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội đã có tài sản hợp pháp bằng một hợp đồng khác với các tội phạm khác, người phạm tội chỉ có thể có tài sản sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Sau khi có tài sản người phạm tội đã không thực hiên nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng mà có ý chiếm đoạt tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn: Gian dối; bỏ trốn; sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
+ Về mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.
+ Về mặt khách thể : Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.
Như vậy, chỉ những người có đầy đủ các dấu hiệu trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu chủ thầu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!