Đứng tên nhờ trên giấy phép đăng ký kinh doanh có rủi ro gì không? Xử phạt khi có hành vi gian dối trong đăng ký kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư Mình có 1 người bạn mở công ty, vì 1 số lý do mà người này không đứng tên được. Và nhờ mình đứng tên giám đốc cho công ty TNHH MTV và cũng đồng thời mình làm tại cty này với mức vốn sở hữu là 5 tỷ. Nhưng người này muốn mình làm 1 tờ giấy vay mượn tiền vốn 5 tỷ để mở công ty. Do công ty mình chỉ đứng tên dùm chứ không phải của mình, nên không điều tiết được hết chuyện thua lổ thâm hụt vốn. Mình sợ 1 giai đoạn nào đó cty lổ phải phá sản và người này lấy tờ giấy vay mượn ra bắt phải trả đầy đủ tiền mượn thì mình phải gánh nợ. Nên muốn hỏi luật sư trong trường hợp này mình phải làm sao?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật doanh nghiệp – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định tại Điều 13, Điều 14 trong Luật doanh nghiệp năm 2014 về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật và ký kết các giấy tờ, hợp đồng, sổ sách kế toán và các công việc liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo thông tin bạn cung cấp thì 1 người bạn mở công ty, vì 1 số lý do mà người này không đứng tên được. Và nhờ bạn đứng tên giám đốc cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do đó, việc đứng tên hộ được coi là hành vi gian dối trong thủ tục đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 50/2016/NĐ-CP Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp:
“Điều 29. Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1 Điều 29.”
Khi bạn đứng tên hộ người bạn của bạn thì chịu những rủi ro về những vấn đề đến từ hoạt động của công ty như kinh doanh thua lỗ, trốn thuế hoặc có hoạt động lừa đảo, kinh doanh trái phép thì ngoài số tiền phạt rất lớn thì còn có trách nhiệm hình sự trong các tội danh đó mà người đứng tên phải gánh chịu và làm mất thời gian cho việc ký tên vào các giấy tờ mà lại chịu rất nhiều rủi ro có thể gặp phải.
Như vậy, bạn nên cân nhắc kỹ việc đứng tên hộ người khác và tốt nhất bạn không nên đứng tên hộ người khác trong đăng ký kinh doanh khi mà bạn không tham gia các hoạt động của doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!