Đảng viên xin ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam. Thủ tục và mẫu đơn xin xóa tên Đảng viên. Cung cấp mẫu đơn xin ra khỏi Đảng mới nhất năm 2018 và thủ tục xoá tên ra khỏi Đảng.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi: Đảng viên làm đơn xin ra khỏi đảng, thì làm quyết định xóa tên hay quyết định cho ra khỏi đảng? Sau khi có quyết định thì có thông báo cho cá nhân và địa phương nơi người đó sinh sống hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Nội dung tư vấn:
Các trường hợp ra khỏi Đảng
* Trường hợp 1: Đảng viên vi phạm quy định về Điều lệ Đảng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
Như vậy, nếu Đảng viên vi phạm một trong các quy định trên thì chi bộ xem xét để quyết định xoá tên khỏi danh sách Đảng viên. Theo quy định tại Tiểu mục 11.1, Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW quy định một số vấn đề thi hành Điều lệ Đảng thì quy trình xoá tên Đảng viên khỏi danh sách Đảng viên được quy định như sau:
“Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên”.
>>> Luật sư tư vấn Đảng viên xin ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam: 1900.6568
* Trường hợp 2: Đảng viên không vi phạm quy định về Điều lệ Đảng, tự nguyện xin ra khỏi Đảng:
Theo quy định tại Tiểu 11.2, Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW quy định một số vấn đề thi hành Điều lệ Đảng như sau:
“Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.”
Thủ tục xin ra khỏi Đảng
+ Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
+ Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.
+ Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
Như vậy, Đảng uỷ ra quyết định xoá tên trong danh sách Đảng viên đối với Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng và sẽ thông báo cho Đảng viên đó.
Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng
Như phân tích ở trên, sẽ có 02 trường hợp là bị cho ra khỏi Đảng và tự xin ra khỏi Đảng. Tương ứng với nó là 02 thủ tục khác nhau:
– Đối với trường hợp bị cho ra khỏi Đảng (Khai trừ Đảng): Ban thường vụ sẽ ra Quyết định cho ra khỏi Đảng đối với Đảng viên có vi phạm.
– Đối với trường hợp Đảng viên không có vi phạm, tự ý xin ra khỏi Đảng thì sẽ sử dụng mẫu đơn xin ra khỏi Đảng.
Click vào đây để Download Đơn xin ra khỏi Đảng chuẩn mới nhất năm 2018
Nếu được chấp thuận thì Ban chấp hành sẽ ra 01 Quyết định chấp thuận đơn xin ra khỏi Đảng và cho phép Đảng viên đó ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Click vào đây để Download mẫu quyết định cho ra khỏi Đảng mới nhất năm 2018
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!