Mức xử phạt tài xế vận chuyển thuê gỗ khi không xác định được chủ lâm sản. Buôn bán, vận chuyển gỗ lậu trái phép bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan đang thụ lý vụ việc: Ngày 1/2/2018 trong quá trình kiểm tra phát hiện ông A vận chuyển 2 khối gỗ thông thường. Quá trình xác minh ông A khai sử dụng xe của ông B (có hợp đồng thuê xe) để vận chuyển 2 khối gỗ do ông C thuê. Ông C không đưa giấy tờ nguồn gốc gỗ và bảo cứ chở sẽ đi theo xe. Tuy nhiên khi bị bắt ông C (chủ gỗ) đã bỏ trốn. Luật sư tư vấn giùm cách xử lý vụ việc này. Có phải thông báo tìm chủ sở hữu số gỗ trên không và quyết định xử phạt ông A, có tịch thu được gỗ của ông C không.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2.Giải quyết vấn đề:
Buôn lậu, vận chuyển hàng lậu là hành vi pháp luật cấm, đặc biệt chở gỗ lậu là vi phạm pháp luật và buộc bị xử phạt. Hiện nay, cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản xử lý thì đa số là gỗ vô chủ. Tình huống thuê người vận chuyển gỗ lậu nhưng không làm hợp đồng, giấy tờ, rồi khi cơ quan điều tra phát hiện bắt giữ thì bỏ trốn nhằm mục đích tránh bị xử lý hình sự, truy tố trước pháp luật là mánh khóe của nhiều “ông trùm” buôn lậu.
* Đối với hành vi của A – vận chuyển:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì ông A đã vận chuyển gỗ trái phép cho người khác, do bạn không nói rõ loại gỗ và khối lượng gỗ vận chuyển, nên căn cứ Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối vận chuyển lâm sản trái pháp luật như sau:
” Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
…………….”
* Đối với hành vi của ông C – Chủ sở hữu bỏ trốn
Trong trường hợp này, khi chủ sở hữu bỏ trốn cơ quan có trách nhiệm đăng thông báo, sau thời gian 60 ngày nếu không ai đến nhận là chủ sở hữu thì các lô hàng đều được xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước lập biên bản xử lý đối hành vi của ông A do vận chuyển trái pháp luật, do bạn không trình bày cụ thể về khối lượng nên bạn tham khảo những quy định tại Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, cơ quan áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm là 2 khối gỗ và tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm chiếc xe vận chuyển.
* Đối với chiếc xe của ông B – phương tiện vận chuyển
Do chiếc xe ông A sử dụng phương tiện trực tiếp thực hiện hoạt động vận chuyển mượn của ông B nên ông B có thể lên làm thủ tục để nhận lại xe khi cơ quan có quyền quyết định trả lại ô tô cho ông B nếu xét thấy B là chủ sở hữu, quản lý hợp pháp chiếc ô tô đó; ông B không phải là đồng phạm với ông A trong vụ án này. Tuy nhiên xin lưu ý, nếu cơ quan chứng minh được ông B biết hoặc có thể biết được việc ông A dùng chiếc ô tô đó để chở hàng lậu nhưng ông B không khai báo với cơ quan công an thì ông B sẽ phải liên đới trách nhiệm và tịch thu chiếc xe để sung công quỹ.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!