Nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Lấy tiền riêng của mình để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ, em tên là thảo ạ, hiện tại em đang làm việc cho 1 công ty , em rất muốn gắng bó với công ty này lâu dài để cống hiến hết sức và sẽ có lương hưu khi về hưu để mà em yên tâm làm việc tại công ty, nhưng mà công ty này chỉ lên lương theo quy định là 6 tháng 1 lần chứ không đóng bảo hiểm cho nhân viên ạ! Vậy luật sư có thể cho em hỏi là em có thể lấy tiền riêng của cá nhân để đống bảo hiểm xã hội để sau này em có lương hưu không ạ?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội 2014
2. Giải quyết vấn đề
Trước hết, việc công ty bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trái pháp luật.
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định về pháp luật bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế. Cùng với đó, theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng thì cả bạn và công ty bạn đều thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Thứ hai, về trách nhiệm tham gia bảo hiểm của NLĐ và NSDLĐ;
+) Mức đóng BHXH bắt buộc:
Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.”
Theo quy định trên, mức đóng BHXH bắt buộc cho bạn và người lao động của bạn được xác định như sau:
+) Người lao động: đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+) Người sử dụng lao động: đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+) Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP về giảm mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
“Điều 3. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau:
a) 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
b) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017″.
Như vậy, mức đóng quỹ TNLĐ, BNN từ ngày 01/6/2017 là 0,5%.
+) Mức đóng BHYT
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.”
Áp dụng quy định trên vào trường hợp của bạn, mức đóng BHYT được xác định như sau:
+) Người sử dụng lao động : đóng 3% mức tiền lương tháng đóng BHYT
+) Người lao động : đóng 1,5% mức tiền lương tháng đóng BHYT
+) Mức đóng BHTN
Căn cứ Điều 14 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:
“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN”.
Với trường hợp của bạn, mức đóng BHTN cho người lao động được xác định như sau:
+) Người lao động: đóng bằng 1% tiền lương tháng
+) Người sử dụng lao động: đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động.
Như vậy, hàng tháng NLĐ sẽ phải đóng 10,5% và NSDLĐ đóng là 21,5%
Tóm lại, có thể khẳng định, công ty bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là hoàn toàn làm trái quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức Công đoàn để người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bạn. Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!