Nhận nuôi con 5 tháng tuổi có được hưởng chế độ thai sản không? Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng anh B liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 6 năm. Diễn biến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của vợ chồng anh B như sau: - Vợ anh B: Lương từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017 là 15.000.000 đồng/tháng; từ tháng 6 đến thời điểm nghỉ việc là 15.500.000 đồng/tháng. - Anh A: từ tháng 1 đến thời điểm nghỉ việc là 17.000.000 đồng/tháng. - Mức lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi: 1.200.000 đồng. Ngày 30/8/2017, vợ chồng anh A nhận nuôi một bé đủ 5 tháng tuổi. Hỏi vợ chồng anh A được hưởng quyền lợi gì từ chế độ thai sản trong các trường hợp sau đây: (a) Vợ anh A nghỉ việc từ ngày nhận nuôi con nuôi để chăm sóc con. (b) Anh A nghỉ việc từ ngày nhận nuôi con nuôi để chăm sóc con. (c) Cả hai vợ chồng anh A đều nghỉ việc từ ngày nhận nuôi con nuôi để chăm sóc con. (d) Cả hai vợ chồng anh A đều không nghỉ việc để chăm sóc con.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, hiện nay vào ngày 30/08/2017, hai vợ chồng anh A có nhận nuôi một bé đủ 05 tháng tuổi, và hai vợ chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp này để xác định về việc hưởng chế độ thai sản của vợ chồng anh A thì cần xem xét các điều kiện sau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp nhận nuôi con 05 tháng tuổi.
Hiện nay, về điều kiện để người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng chế độ thai sản, tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định cụ thể như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
…
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Xem xét trong trường hợp của bạn, vợ chồng anh A hiện đang nhận nuôi một bé đủ 05 tháng tuổi. Có thể thấy, vợ chồng anh A hiện đang nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 được trích dẫn ở trên, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ thai sản, nếu đáp ứng điều kiện đóng đủ 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
Trong đó, thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, theo đó:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Trong trường hợp của vợ chồng anh A, anh A cùng với vợ nhận nuôi một đứa bé 05 tháng tuổi làm con nuôi vào thời điểm ngày 30/08/2018. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được trích dẫn ở trên, thì thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi của vợ chồng anh A được xác định như sau:
– Trường hợp tháng nhận nuôi con nuôi (tháng 8/2018), vợ chồng anh A có đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được xác định là khoảng thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018.
– Trường hợp tháng nhận nuôi con nuôi (tháng 8/2018), vợ chồng anh A không đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được xác định là khoảng thời gian từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2018.
Trên cơ sở phân tích ở trên, tùy vào từng trường hợp tháng nhận nuôi con nuôi có đóng bảo hiểm xã hội hay không mà bạn có thể tự xác định được thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi của bạn. Đồng thời điều kiện để vợ chồng anh A được hưởng chế độ thai sản là đóng đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được xác định như trên. 06 tháng này không bắt buộc phải liên tục nhưng phải nằm trong khoảng thời gian nêu trên. Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự xác định cụ thể.
Thứ hai, về chế độ thai sản mà vợ chồng anh A được nhận khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
Trường hợp vợ chồng anh A đều đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì chế độ thai sản của vợ chồng anh A được xác định theo quy định tại Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:
“Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được trích dẫn ở trên, vợ anh A và anh A nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả anh A và vợ đều cùng tham gia bảo hiểm và cùng đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi thì chỉ có anh A hoặc vợ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Về mức hưởng chế độ thai sản: Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: mức hưởng 01 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp thời gian hưởng chế độ thai sản có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp tháng chia cho 30 ngày.
Đồng thời, ngoài việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì còn được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động nhận con nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Tuy nhiên, tại Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng có quy định:
“Điều 11. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội.”
Trên cơ sở những căn cứ được trích dẫn ở trên, anh A và vợ anh A cùng nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, và có thể cả hai người đều đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì chỉ có một trong hai người (anh A và vợ anh A) được hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, chứ cả hai người không đồng thời được nhận chế độ này. Chế độ thai sản được xác định anh A hoặc vợ anh A được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi người con nuôi đủ 06 tháng tuổi.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được trích dẫn ở trên, nếu anh A hoặc vợ anh A đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng nhưng không nghỉ việc, mà vẫn làm việc trong thời gian thai sản thì họ sẽ không được nhận số tiền thai sản, mà chỉ được nhận trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi với mức hưởng bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng họ nhận nuôi con nuôi cho mỗi con. Cụ thể, anh A hoặc vợ anh A nhận nuôi một bé vào tháng 8/2017 mà mức lương cơ sở tại tháng 8/2017 được xác định là 1.300.000 đồng theo quy định tại Nghị định 47/2017/NĐ-CP, nên mức trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi mà anh A hoặc vợ anh A được nhận là 2.600.000 đồng.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên, anh A hoặc vợ anh A chỉ đáp ứng việc hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện đóng đủ 06 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi. Trường hợp hai vợ chồng anh A đang nhận nuôi một bé 05 tháng tuổi và đều đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì chỉ vợ anh A hoặc anh A được hưởng chế độ thai sản này. Chế độ thai sản đối với anh A hoặc vợ anh A được xác định là được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi và được nhận trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp, anh A hoặc vợ anh A đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần khi nhận nuôi con, với mức trợ cấp được xác định là với mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở, ở đây được xác định bằng 2.600.000 đồng.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!