Nhập quốc tịch Việt Nam có buộc thôi quốc tịch nước ngoài không? Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào bạn. Mình muốn hỏi một việc như sau: Mình đã nhập quốc tich Hàn Quốc Năm 1995 và phải bỏ quốc tịch Việt Nam tại thời điểm đó. Hiện tại mình về Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp Hàn Quốc đã được 15 năm và phải xin thẻ tạm trú để cư trú. Vậy cho mình hỏi liệu với hoàn cảnh trên mình có xin thêm được quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch Hàn Quốc được không? Mong ban tư vấn giúp mình. Xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ là gia đình bạn còn ai ở Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật quốc tịch năm 2008 về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
” 1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.”
…
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.”
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
– Bản khai lý lịch;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam như bản sao giấy khai sinh, bản sao quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc các giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây.
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam như:
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con đối với người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận của cơ quan nơi bạn làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận về việc trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp cho sự phát triển cho một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.
Sau đó, bạn nộp hồ sơ tại sở tư pháp nơi cư trú trong nước. Nếu đang cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì
Thời gian giải quyết là 3 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết và đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ tư pháp.
Như vậy, trường hợp của bạn đã trở về Việt Nam sinh sống dài hạn, pháp luật về quốc tịch Việt Nam và các quy định có liên quan không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài nên bạn có thể đăng ký hai quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch Hàn Quốc nếu bạn thuộc các trường hợp mà pháp luật hai quốc gia quy định được mang hai quốc tịch.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!