Phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư . Em đang có dự án kinh doanh thương hiệu thời trang. Em sẽ cộng sự với 1 doanh nghiệp khác. Em là người lên ý tưởng, quản lý, và làm hết tất cả các công việc, nhưng không góp vốn. Bên doanh nghiệp cộng tác với em chỉ góp vốn và không can thiệp vào việc kinh doanh. Như vậy lợi nhuận sẽ được chia như thế nào Và cần có quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên. Và giả sử một thời gian sau, em không muốn cộng tác nữa thì lúc đó lợi ích và quyền lợi sẽ được chia như thế nào? Em cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Với thông tin bạn đưa ra thì bạn có cộng sự với một doanh ngiệp khác bạn không góp vốn, đồng thời bạn làm hết tất cả các công việc. Còn doanh nghiệp kia thì chỉ góp vốn và không can thiệp vào việc kinh doanh thì việc chia lợi nhuận do các bên thỏa thuận cho nên hợp đồng bạn ký với doanh nghiệp kia là hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Do đó, theo quy định của pháp luật hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Căn cứ theo quy định tại điều 29 của Luật đầu tư năm 2014 như sau:
“Điều 29. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Do đó, việc chia lợi nhuận và bạn muốn chấm dứt cộng sự khi bạn công sự với doanh nghiệp khác thì các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận và giao kết thực hiện. Căn cứ vào tỷ lệ góp vốn, tài sản, mức độ tham gia của các bên, đảm bảo thu hồi được các chi phí của các bên đã chi trong quá trình thực hiện hoạt động công sự và việc phân chia thu nhập được tính theo tỷ lệ tính trên doanh thu hoặc tính trên chênh lệch thu chi sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận về số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng và phân chia cụ thể trong hợp đồng tùy vào công sức đóng góp của mỗi bên và trách nhiệm liên đới hay thời hạn chấm dứt hợp đồng cộng sự và nếu có tranh chấp sẽ tuân theo hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!