Phân chia tỷ lệ trong thỏa thuận liên danh đối với gói thầu tư vấn giám sát. Quy định phân chia tỷ lệ trong thỏa thuận liên danh đối với gói thầu tư vấn giám sát.
Tóm tắt câu hỏi:
Phần hợp đồng tương tự trong hồ sơ mời thầu yêu cầu >= 2 hợp đồng TVGS giao thông công trình cấp II, giá trị mỗi hợp đồng >=1,3 tỷ đồng. Khi lập hồ sơ dự thầu chúng tôi (A) liên danh với công ty (B) CÔng ty A có 2 hợp đồng TVGS giao thông công trình cấp II, hợp đồng thứ nhất giá trị 600 triệu đồng, hợp đồng thứ hai giá trị 360 triệu đồng. Công ty B có 2 hợp đồng TVGS giao thông công trình cấp II, hợp đồng thứ nhất giá trị 1.500 triệu đồng, hợp đồng thứ hai giá trị 1.000 triệu đồng. Khi phân chia tỷ lệ trong thỏa thuận liên danh chúng tôi tính như sau: (600 + 360/1300)/2= 37% vậy công ty (A) thực thiện 37% so với giá dự thầu; công ty (B) thực thiện 63% so với giá dự thầu. Vậy xin hỏi Luật sư phân chia công việc như vậy có đúng hay không. Công ty A có bị loại hợp đồng thứ hai giá trị 360 triệu đồng hay không. Phần trăm so với giá dự thầu là như thế nào (vì đay là gói thầu 2 túi hồ sơ). Trân Trọng cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật đấu thầu – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Làm thế nào để phân chia công việc trong thỏa thuận liên danh đối với gói thầu tư vấn giám sát phù hợp pháp lý? Hiện nay, quy định về vấn đề này cũng nêu rất rõ, để tóm tắt lại dễ tìm hiểu cho thắc mắc của bạn chúng tôi tập hợp thành bài phân tích sau:
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Nhà thầu tham gia đấu thầu có thể với tư cách nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh. Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Như vậy khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu hay còn gọi là liên danh đấu thầu.
Căn cứ theo khoản 3, Điều 5 Luật đấu thầu 2013:
“Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
…
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.”
Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Thỏa thuận liên danh được lập theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.
Đối với thỏa thuận liên danh có phân công trách nhiệm cho từng thành viên liên danh thực hiện công việc theo tỷ lệ phần trăm giá dự thầu (60% và 40%) mà không nêu cụ thể nội dung công việc thì trong quá trình đánh giá, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ để có cơ sở đánh giá.
Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:
– Tương tự về chủng loại, tính chất: có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;
– Tương tự về quy mô: có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét.
Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét. Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.
Theo đó, việc quy định tiêu chí đánh giá về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự trong hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. Trường hợp hợp đồng tương tự của nhà thầu đã được thanh lý thì căn cứ vào giá trị hợp đồng mà nhà thầu thực hiện để xem xét về quy mô hợp đồng tương tự của nhà thầu.
Các văn bản về đấu thầu không quy định cụ thể về việc phân chia công việc giữa các thành viên trong liên danh; tuy nhiên, việc phân chia phải căn cứ theo khối lượng công việc và các hạng mục của gói thầu. Do đó, hai công ty A và B phân chia công việc dựa trên khối lượng công việc và các hạng mục của gói thầu. Trong đấu thầu xây dựng, thành viên đứng đầu liên danh không nhất thiết phải là đơn vị chiếm tỷ lệ phân chia cao hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn đấu thầu, pháp luật đấu thầu của chúng tôi:
- Tư vấn đấu thầu, tư vấn pháp luật về đấu thầu trực tuyến qua điện thoại
- Tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn hỗ trợ thủ tục đấu thầu, tư vấn luật đấu thầu trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!