Pháp luật dân sự 2015 về hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng thuê tài sản có bắt buộc có công chứng? Các hợp đồng thuê tài sản thông dụng.
“Thuê tài sản” hoạt động giao dịch dân sự không quá xa lạ với các cá nhân, tổ chức giao dịch. Bản thân chủ sở hữu tài sản có tài sản “nhãn rỗi”, bản thân người có nhu cầu sử dụng tài sản mà lại không có tài sản, đặt ra nhu cầu người có tài sản muốn tạm giao cho đối tượng khác sử dụng tài sản một thời gian nhất định với giá cả nhất định, và người có nhu cầu sử dụng trả cho bên chủ sở hữu tài sản chi phí thỏa thuận để được sử dụng tài sản trong thời hạn xác lập – đó chính là hoạt động thuê tài sản. Các bạn có thể thuê xe, cho thuê xe, thuê nhà ở, cho thuê nhà ở, thuê kho bãi, cho thuê kho bãi,… Vậy bản chất các vấn đề xung quanh việc thuê – cho thuê tài sản được pháp luật quy định thế nào?
- Tài sản được phép cho thuê cần điều kiện gì?
- Hợp đồng cho thuê như thế nào để không bị vô hiệu?
- Quyền và nghĩa vụ của các bên thuê và cho thuê là như nào?
- Và trách nhiệm bồi thường khi vi phạm hợp đồng thuê?
1. Khái niệm hợp đồng thuê tài sản
BLDS 2005 đã định nghĩa: “bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê”.
Và tại Điều 472 BLDS 2015 khẳng định lại lần nữa: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.
Với mục đích của hợp đồng thuê tài sản là bên thuê được sử dụng tài sản thuê trong một thời hạn nhất định, khi hết thời hạn đó, bên thuê phải trả lại cho bên cho thuê chính tài sản đã thuê nên đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là vật đặc định và không tiêu hao. Khi hết thời hạn thuê, người thuê tài sản phải trả lại bên cho thuê chính tài sản đã thuê. Trong trường hợp tài sản thuê bị mất mát hoặc tiêu hủy, thì bên thuê tài sản phải bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị của tài sản thuê. Khi muốn đưa vật cùng loại vào cho thuê thì phải được sự đồng ý của bên cho thuê.
2. Quy định về hợp đồng thuê tài sản
Thứ nhất, về giá thuê, thời hạn thuê:
Thời hạn thuê do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thuê trong hợp đồng, thì thời hạn thuê được xác định theo mục đích thuê, nghĩa là hợp đồng thuê sẽ được coi là hết hạn vào thời điểm bên thuê đã đạt được mục đích thuê.
Giá thuê: ngoài việc thỏa thuận, giá thuê còn có thể xác định theo yêu cầu các bên, thông qua người thứ 3. Việc quy định này mở rộng chủ thể xác định giá thuê, giúp việc xác định giá thuê chính xác và khách quan hơn.
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thuê tài sản:
Đối với BLDS 2015 về hình thức của hợp đồng thuê tài sản đã được bỏ ngỏ, vậy nên, hợp đồng thuê tài sản có thể bằng miệng, hành vi hoặc văn bản. Trong những trường hợp cụ thể, luật quy định phải được lập thành văn bản thì điều kiện về hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện bắt buộc.
Tuy nhiên, thiết nghĩ nên lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên giao dịch và người làm chứng để đảm bảo tính pháp lý và phòng trừ rủi ro cho các bên khi xảy ra vấn đề tranh chấp
Bạn đang cần tư vânvấn về hợp đồng thuê tài sản? Hay bạn đang có tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho thuê tài sản mà chưa biết phải giải quyết như thế nào? Hãy liên hệ với Hotline của Luật sư: 1900.6998 để nhận được tư vấn chính xác – hiệu quả – tối ưu nhất!
3. Về quyền và nghĩa vụ của các bên
* Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản:
– Giao tài sản cho thuê để bên thuê sử dụng trong một thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cho thuê phải giao tài sản cho thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã được hai bên thỏa thuận;
– Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê; có nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng tài sản và việc sử dụng tài sản cho thuê;
– Bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê để bên thuê có thể sử dụng bình thường trong suốt thời gian thuê; trong thời gian cho thuê, bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê và phải chịu những phí tổn đó; nếu sửa chữa tài sản thuộc trách nhiệm của bên cho thuê, nhưng bên thuê đã báo trước và tự sửa chữa, thì phí tổn liên quan đến sửa chữa tài sản bên cho thuê phải chịu; nếu tài sản cho thuê bị tranh chấp về quyền sở hữu làm cho bên thuê không sử dụng tài sản ổn định, thì bên thuê còn phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê và bên thuê còn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ những hao mòn tự nhiên trong quá trình bên thuê sử dụng tài sản; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi giao, thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường những thiệt hại đó. Bên cho thuê tài sản có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền thuê đúng thời hạn, đúng phương thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
* Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản:
– Trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê, thì việc trả tiền được xác định theo tập quán nơi trả tiền hoặc trả tiền khi bên thuê trả lại tài sản thuê.
– Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê đúng đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng. Nếu bên thuê vi phạm, bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản, đơn phương chấm dứt thực hiện họp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị của tài sản, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán những chi phí hợp lý.
– Khi hết hạn hợp đồng, bên thuê có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê trong tình trạng như ban đầu, trừ những hao mòn tự nhiên. Nếu hết thời hạn thuê mà bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì bên thuê phải trả thêm tiền từ thời điểm quá hạn và phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
– Ngoài ra, bên thuê có thể bị phạt do chậm trả, nếu trong họp đồng các bên có thỏa thuận. Nếu tài sản thuê bị hư hỏng (sử dụng quá công suất, bảo quản, giữ gìn không tốt, không sử dụng đúng kỹ thuật…) do lỗi của bên thuê, thì bên thuê phải chịu những phí tổn về sửa chữa.
– Nếu tài sản thuê bị hư hỏng, xuống cấp không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền: yêu cầu bên cho thuê sửa chữa; giảm giá thuê; đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Như vậy, Bộ luật dân sự mới đã cụ thể hóa các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài sản, tuy nhiên, thay vì cụ thể điều khoản về chấm dứt hợp đồng thuê tài sản thì vấn đề chấm dứt hợp đồng được đưa vào phần quy định chung về giao dịch dân sự. Và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở lỗi vi phạm, thiệt hại thực tế xảy ra để các bên đưa ra cho nhau mức bồi thường thỏa đáng. Có thể là bồi thường do thiệt hại về tài sản, bồi thường chi phí sửa chữa, đầu tư ban đầu vào tài sản thuê, bồi thường chi phí hợp lý khác, bồi thương khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trái pháp luật,…
Bạn đang cần tư vânvấn về hợp đồng thuê tài sản? Hay bạn đang có tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho thuê tài sản mà chưa biết phải giải quyết như thế nào? Hãy liên hệ với Hotline của Luật sư: 1900.6998 để nhận được tư vấn chính xác – hiệu quả – tối ưu nhất!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!