Phụ cấp, tăng lương, nghỉ lễ đối với lao động theo hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp. Công nhân viên chức có quyền nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình muốn hỏi trường hợp của mình: Mình đã hợp đồng có thời hạn 3 năm, năm nay 2018 mình được ký hợp đồng không xác định thời hạn và công việc của mình là giáo viên kiêm nhiệm (mình vừa lên lớp, mình vừa làm việc văn phòng. Em làm ở trường cao đẳng y) thì trong hợp này em có được hưởng: - Phụ cấp đứng lớp? - Tăng lương theo thời gian? - Được nghỉ 2 ngày trên tuần không? Em xin trân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi như sau:
– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
– Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Như bạn trình bày: bạn kí hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm, năm nay 2018 bạn được ký hợp đồng không xác định thời hạn và công việc của bạn là giáo viên kiêm nhiệm (bạn vừa lên lớp, bạn vừa làm việc văn phòng. Bạn đang là giáo viên ở trường cao đẳng y. Đối chiếu với quy định trên thì nếu bạn được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào ngạch viên chức giáo dục đào tạo và trực tiếp giảng dạy thì bạn vẫn thuộc đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi.
Đồng thời không thuộc các trường hợp không được tính phụ cấp ưu đãi theo điểm b, khoản 2 Mục I thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC gồm:
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên bạn có thể tham khảo các quy định trên để biết mình có đủ điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp khi giảng dạy không? Trong trường hợp bạn đáp ứng các điều kiện mà không được tính hưởng phụ cấp đứng lớp thì bạn có thể liên hệ với thủ trưởng đơn vị bạn để yêu cầu giải quyết.
Như bạn đã trình bày, bạn có kí hợp đồng không xác định với nhà trường. Căn cứ tại Điều 15 và Điều 17 Bộ luật lao động 2012 có quy định:
“Điều 15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
“Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Bạn là giảng viên ở trường cao đẳng và hưởng mức lương cao đẳng, do vậy,việc hưởng lương và tăng lương của bạn sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bạn và nhà trường và nội quy quy chế của nhà trường.
Về vấn đề giảng viên có được nghỉ 2 ngày trên tuần không bạn tham khảo quy đinh Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT
– Quy định về thời gian làm việc
+ Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học.
+Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
Vì vậy, không có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định giảng viên được quyền nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật . Bạn phải tuân theo quy định của nhà trường,bạn phải thực hiện theo lịch làm việc của nhà trường (trừ trường hợp bạn thỏa thuận được).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!