Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự mới. Quan hệ đồng giới có phạm tội gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Tôi muốn tư vấn về tội chiếm đoạt tài sản. Cách đây mấy tháng tôi có quen một người qua mạng người đó đăng tìm người giúp đỡ và quan hệ đồng tính rồi tôi găp sau đó trả tiền. Sau thời gian không quan hệ nửa rồi người đó uy hiếp tôi lấy tiền tổng tiền hơn 800 triệu đồng. Giờ còn đòi nữa thì tôi nên làm gì vì tôi không muốn ồn ào đến cơ quan tôi làm việc và gia đình. Trân trọng cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hình sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo như thông tin bạn trình bày việc bạn bị người đó uy hiếp lấy tiền tổng tiền hơn 800 triệu đồng, giờ người đó lại đòi nữa. Vì vậy, người đó có thể sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
” 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. “
Người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
– Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
+ Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực: Là nhóm các hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội bao gồm 02 loại hành vi chính là hành vi đe dọa và hành vi sẽ dùng vũ lực. Việc đe dọa làm cho người bị đe dọa tuy có nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng trước sức mạnh của việc đe dọa đã làm cho người bị đe dọa cảm thấy sẵn sàng sẽ bị dùng vũ lực nếu không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.
+ Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:
+ Đe họa hủy hoại tài sản của người bị đe dọa;
+ Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;
+ Đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín…
Tất các các hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực như nói trên phải vì mục đích là chiếm đoạt tài sản, còn vì mục đích khác thì không phải là tội này.
– Về mặt chủ quan.
Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra).
Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”. Trong mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản nhà làm luật không quy định “cưỡng đoạt tài sản” là hành vi khách quan của tội phạm mà quy định ‘cưỡng đoạt tài sản” là dấu hiệu mục đích phạm tội trong mặt chủ quan của tội phạm. Vì vậy, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
– Về chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ tài sản. Bên cạnh đó, hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản còn xâm phạm đến quyền nhân thân của nạn nhân.
Tùy vào từng hành vi cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội sẽ phải chịu những khung hình phạt khác nhau
Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể yêu cầu người đó chấm dứt ngay hành vi phạm, nếu người đó vẫn tiếp tục uy hiếp bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hình sự của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật hình sự tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!