Quy định mới nhất về cầm cố tài sản. Tài sản nào được phép cầm cố. Chế định pháp lý về cầm cố tài sản theo pháp luật dân sự 2015.
Nếu bạn đã từng giao dịch với ngân hàng, nếu bạn đã từng cầm cố tài sản tại ngân hàng thì “cầm cố tài sản” không còn là cụm từ xa lạ với bạn nữa. Chế định về cầm cố tài sản là một hệ quả tất yếu của xã hội. Khi các chủ sở hữu tài sản không phải “có tất cả” trong tay, hay cuộc sống này “êm xuôi” mãi mà không có lúc phải gửi tài sản đề vay một khoản tiền – tài sản nhất định. Vậy bạn hiểu thế nào về chế định cầm cố này? Hiểu đúng về bản chất giúp bạn vững vàng hơn trong thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến cầm cố tài sản.
1. Khái niệm về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thông dụng theo đó bên có nghĩa vụ (gọi là Bên cầm cố) giao tài sản của mình cho bên có quyền (gọi là Bên nhận cầm cố) để bảo đảm rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền (quy định chi tiết tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 – sau đây gọi là Bộ luật Dân sự).
Đối tượng cầm cố là tài sản: Theo qui định của Bộ luật Dân sự bao gồm cả động sản và bất động sản nhưng theo qui định của Luật đất đai 2013 thì quyền sử dụng đất chỉ được nhận dưới hình thức thế chấp tài sản.
Việc chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố phải là giao tài sản thực tế, tức là bên nhận cầm cố thực sự giữ tài sản cầm cố chứ không phải chỉ chiếm hữu giấy tờ. Nếu bên cầm cố tài sản không giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ trên thực tế thì không phải là biện pháp cầm cố tài sản.
2. Nguyên tắc chung cầm cố tài sản
– Trong giao dịchh cầm cố, một tài sản có thể bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc cho nhiều nghĩa vụ hoặc phải cần nhiều tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ. Nghĩa là nếu nghĩa vụ chia được theo phần, các bên có thể thỏa thuận mỗi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho phần nghĩa vụ nào đó. Theo đó khi xử lý tài sản phải tuân theo sự thỏa thuận. Và nếu các bên không có thỏa thuận thì một tài sản được xác định để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
– Tài sản được dùng để cầm cố nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố, được phép giao dịch (không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác) và không có tranh chấp.
3. Nội dung cầm cố tài sản
Đối với các bên tham gia giao dịch cầm cố, cần lưu ý một số đặc trưng rất riêng sau đây:
Thứ nhất, bên cầm cố bắt buộc phải bàn giao cho bên nhận cầm cố tài sản theo đúng cam kết. Đây là đặc điểm nổi bật và cũng là điểm “xuất phát” cho những khác biệt của biện pháp cầm cố tài sản.
– Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp nhận thấy có hư hỏng/có dấu hiệu giảm sút giá trị tài sản cầm cố giảm sút đồng thời yêu cầu người giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại.
– Bên nhận cầm cố đã trở thành chủ thể có quyền chiếm giữ hợp pháp đối với tài sản cầm cố đó. Vì vậy, nếu có sự xâm phạm trái pháp luật hoặc chiếm giữ sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật từ bên thứ ba thì bên nhận cầm có quyền yêu cầu người thứ ba phải hoàn trả tài sản cho mình.
– Bên cầm cố tài sản không có nghĩa vụ phải chuyển giao giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố, nhưng bên nhận cầm cố cũng có thể yêu cầu bên cầm cố cho mình xem giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu nhằm xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố hay không.
Thứ hai, các quyền đặc trưng của bên nhận cầm cố tài sản.
– Bên nhận cầm cố có quyền thu phí của bên cầm cố liên quan đến việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố.
– Bên cầm cố được bán tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý. Trong trường hợp này, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố;
– Bên cầm cố được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác.Việc thay đổi này phải được ghi nhận rõ ràng tại văn bản cầm cố có xác nhận của hai bên.
– Thuê bên thứ ba trông giữ tài sản cầm cố.
– Bên nhận cầm cố được khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu được bên cầm cố đồng ý (hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng).
Lưu ý, bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản cho phép.
Bạn đang cầm cố tài sản hay nhận cầm cố tài sản? Bạn đang có tranh chấp về cầm cố tài sản cần giải quyết? Bạn cần tư vấn các quy định pháp luật về biện pháp đảm bảo cầm cố? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
4. Chấm dứt cầm cố tài sản
Theo quy định tại Điều 315 BLDS 2015, cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Tài sản cầm cố đã được xử lý.
– Theo thỏa thuận của các bên.
Chế định về cấm cố không phải là một chế định mới, tuy nhiên không ít người vẫn nhầm lẫn giữa cầm cố và thế chấp tài sản. Và theo định lý của cầm cố tài sản thì chỉ cầm cố được động sạn và các quyền tài sản, việc cầm cố cần lập thành văn bản có chữ ký của các bên, việc đăng ký, công chứng hợp đồng cầm cố không phải là một trong những tiêu chí bắt buộc để hợp đồng cầm có có hiệu lực
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!