Skip to content
1900.6998

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật dân sự

Ngày đăng: 04/10/2017 08:59:42  |   Ngày cập nhật: 11/11/2018 11:40:02  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trang chủ » Tư vấn pháp luật dân sự » Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
  • 4 Tháng Mười, 201711 Tháng Mười Một, 2018
  • bởi Luật Dương Gia
  • Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ? Nguyên tắc bồi thường.


    1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ

    Cho đến nay, pháp luật hiện hành vẫn chưa có một khái niệm chính thống về nguồn nguy hiểm cao độ. Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ liệt kê những nguồn nguy hiểm cao độ trong thực tế thì:

    “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật”.

    Để xác định được đâu là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải làm rõ các khái niệm: phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ, nghĩa là phải nắm được những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.

    – Phương tiện vận tải cơ giới. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm phương tiện giao thông vận tải cơ giới của Luật giao thông đường bộ chỉ quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự…”. Như vậy, ngoài phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn có phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt.

    – Hệ thống tải điện được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện…Nhà máy công nghiệp như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ… cũng như phương tiện vận tải cơ giới chỉ được xem là nguồn nguy hiểm cao độ nếu chúng đang trong trạng thái hoạt động.

    Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, sung săn.. đã được quy định theo pháp lênh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    Theo Từ điển luật học thì nguồn nguy hiểm cao độ là “vật mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch chuyển có tiềm năng gây thiệt hại cho môi trường và người xung quanh”.

    Với việc liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ như luật hiện hành đã nảy sinh rất nhiều hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng luật, bởi lẽ để biết một sự vật có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không thì cần phải xem xét ở nhiều văn bản luật khác nhau. Điều này dẫn đến việc lúng túng và đôi khi áp dụng khá tùy tiện của Tòa án.

    2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do vậy mà các nguyên tắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng xuất phát từ những nguyên tắc chung đó. 

    – Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Ví dụ: chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ôtô, xe máy nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gấy thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

    – Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

    – Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Trong trường hợp này thì người  gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vô ý hoặc cố ý nhưng phải xác đinh được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại theo đó, người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người đó không phải bồi thường. Người gây thiệt hại chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị thiệt hại. Trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xáy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình.

    – Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Thông thường, khi thiệt hại xảy ra trên thực tế thì người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có các điều kiện sau:

    + Có hành vi vi phạm

    + Có lỗi của bên vi phạm

    + Có thiệt hại xảy ra trên thưc tế

    + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.

    Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ, có hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra trên thực tế nhưng không phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đó chính là khi vi phạm do sự kiện bất khả kháng.

    + Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.như thiên tai, dịch bệnh,chiến tranh, pháp luật có sự thay đổi.

    + Tình thế cấp thiết là tình thế của một người đứng trước sự đe doạ đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời muốn bảo vệ lợi ích này, người ta không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một lợi ích khác nhỏ hơn cũng được pháp luật bảo vệ để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn.

    – Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    – Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng.

    Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sơ hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ,vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

    – Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ,vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm gây thiệt hại theo quy định của pháp luật thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái phép bồi thường nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

    – Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trường hợp bồi thường thiệt hại xảy ra do hoạt động của những sự vật cụ thể mà những sự vật này luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại mà con người có thể nhận biết trước được.

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

    - Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản

    - Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    Tags:

    Bồi thường ngoài hợp đồng

    Bồi thường thiệt hại

    Nguồn nguy hiểm cao độ

    Trách nhiệm bồi thường

    Công ty Luật TNHH Dương Gia - DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6998

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá