Quy định về cộng nối quá trình tham gia BHXH. Quy định về cộng nối thời gian công tác trong nhà nước?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Hà Thị Thanh Nga sinh ngày 20/10/1967. xã tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Tôi là giáo viên, công tác liên tục từ ngày 1/12/1984. đến tháng 12/1989 do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi xin nghỉ và không được hưởng chế độ. Đến tháng 1 năm 1990, tôi tiếp tục dạy lại đến nay. Tôi xin cộng nối thời gian đóng BHXH nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời quá trình công tác gián đoạn, không liên tục từ tháng 3/1989 đến tháng 12/1989 là không được tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ tính từ tháng 1 năm 1990 đến nay có đúng không và nếu đúng thì theo văn bản nào ? Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời sai thì tôi phải làm những thủ tục gì để được cộng nối giai đoạn này ? (vi nếu tính như thế thì tôi mất 4 - 5 năm BHXH) Kính mong chuyên mục và luật gia xem xét và sớm giải đáp những thắc mắc trên giúp tôi. Xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp luật:
2.Giải quyết vấn đề:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia, trong đó người lao động và người sử dụng lao động đóng khoản tiền đóng bảo hiểm dựa trên mức thu nhập của người lao động vào các khoản ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Cộng nối quá trình bảo hiểm là người lao động có làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 có thời gian công tác liên tục mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần hoặc rút bảo hiểm một lần. Trường hợp của bạn giải quyết như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn về việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 23. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội
1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.”
Theo quy định trên, việc cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước. Cơ quan có trả lời bạn quá trình công tác của bạn bị gián đoạn, không liên tục từ tháng 3/1989 đến tháng 12/1989 là không được tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Bạn yêu cầu cơ quan làm rõ thời gian công tác của bạn. Như bạn tình bày, bạn đã tham gia công tác liên tục từ ngày 1/12/1984 đến nay chỉ tháng 12/1989 hoàn cảnh gia đình bạn khó khăn nên tôi xin nghỉ và không được hưởng chế độ thì trườn hợp của bạn vẫn được tính là liên tục không gián đoạn.
Theo quy định để được cộng nối khoảng thời gian bạn công tác tại nhà trường thì phải có xác nhận về khoảng thời gian công tác tại nhà trường, xác nhận chưa hưởng chế độ bảo hiểm một lần hoặc giải quyết trợ cấp thôi việc thì bạn được cộng nối khoảng thời gian này để tính thời gian bảo hiểm xã hội cho bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!