Điều kiện thực hiện giám sát công trình xây dựng. Quy định về điều kiện thực hiện giám sát công trình theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan tôi là Ban quản lý chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp được cấp có thẩm quyền giao làm Chủ đầu tư dự án một trường Trung học. Trong dự án có gói thầu Giám sát thi công xây dựng ( giá gói thầu trên 500 triệu đồng) theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của nghị định 63/2014/NĐ-CP , như vậy cơ quan tôi có được tham gia giám sát công trình này không? có phải đấu thầu giám sát không?( Cơ quan tôi có đầy đủ chức năng theo quy định để giám sát công trình công trình này)
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật xây dựng – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 120 Luật xây dựng 2014 thì công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
– Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
– Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
Chủ thể giám sát thi công công trình xây dựng bao gồm:
– Chủ đầu tư: Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
– Nhà thầu giám sát thi công công trình xây dựng: thực hiện việc giám sát theo hợp đồng;
– Tổ chức tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;
– Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư.
Mặt khác theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các công trình có vốn đầu tư của Nhà nước thì:
– Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
– Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;
– Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
Trong trường hợp nhà đầu tư muốn tự mình giám sát công trình xây dựng cầu cảng thì phải thỏa mãn công trình này không có vốn đầu tư từ nhà nước và đảm bảo điều kiện năng lực giám sát của nhà đầu tư.
Xét về năng lực giám sát thì phải có chứng chỉ hoạt động xây dựng và chứng chi hành nghề giám sát hoạt động xây dựng theo Điều 45, Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Về việc cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;
Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
– Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Đối với việc hành nghề giám sát thi công thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện:
– Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
– Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
– Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
Và chỉ các lĩnh vực sau mới được cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng:
– Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
– Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
– Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
Như vậy, trường hợp của cơ quan bạn là ban quản lý chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp được cấp có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư dự án một trường trung học. Cơ quan của bạn không đủ điều kiện trên để có thể thực hiện giám sát thi công xây dựng nên bạn tổ chức gói thầu Giám sát thi công xây dựng theo quy định pháp luật
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật xây dựng của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn pháp luật về xây dựng nhà ở trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!